Trang tin tức sự kiện

Khi giáo dục giới tính và tình yêu được lồng vào các môn học kinh doanh và truyền thông

Tình yêu, tình bạn, sức khỏe và giới tính là những “mảnh ghép” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng, liệu chúng ta đã hiểu rõ kiến thức về những vấn đề này chưa? Khi đặt dưới góc nhìn của Truyền thông và Marketing, tình bạn, tình yêu sức khỏe và giới tính có mối quan hệ như thế nào? Những thắc mắc của sinh viên sẽ được Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh viên báo Tiền Phong và TS. Đào Thị Thu Trang – Giảng viên khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giải đáp trong Workshop: Tư vấn tâm lý, tình bạn, tình yêu, sức khỏe và giới tính do phòng CT&CTSV tổ chức ngày 17/07/2021 vừa qua.


Sức “nóng” chưa bao giờ hạ nhiệt của những vấn đề “nhạy cảm”
   Tình bạn, tình yêu, giới tính và sức khỏe luôn gắn kết với nhau bằng một “sợi dây vô hình”. Do đó, việc giáo dục tâm lý, giới tính và sức khỏe cho lứa tuổi thanh thiếu niên rất quan trọng.
Những “lời giải” cho những “bài toán” về tình yêu, tình bạn, sức khỏe giới tính dành cho sinh viên dưới góc nhìn khoa học qua chia sẻ của Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh
   Tuy nhiên, mỗi độ tuổi cần có những cách tiếp cận khác nhau. Đối với sinh viên, việc tìm hiểu và phân tích vấn đề xoay quanh tình bạn, tình yêu, sức khỏe và giới tính sẽ thuận tiện hơn bởi nhìn chung các em đã tích lũy được những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, các em cũng cần tăng cường sự hiểu biết thông qua các buổi trao đổi với chuyên gia để hiểu đúng về tình yêu, tình dục, giới tính và sức khỏe. Trong buổi workshop, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cùng với 2 vị diễn giả của chương trình đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề này. Các UEBers được giải đáp những thắc mắc của mình về tình yêu và sự nghiệp, cách chữa lành “bệnh thất tình”, hiểu sao cho đúng về tình dục,… thông qua những bài học, câu chuyện, ví dụ thực tế và gần gũi, giúp các em tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Với sự duyên dáng của hai khách mời: Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh và TS. Đào Thị Thu Trang đã tạo không gian trao đổi cởi mở, biến những “vấn đề nhạy cảm” trở nên gần gũi và thiết thực với sinh viên.
Những “vấn đề nhạy cảm” được truyền tải một cách gần gũi và thiết thực với UEBers
 
Tình bạn, tình yêu, sức khỏe giới tính và những câu chuyện PR-Marketing
   Việc truyền tải thông điệp truyền thông thông qua những vấn đề “nhạy cảm” không còn là cách tiếp cận xa lạ với người dùng hiện nay. Với cách tiếp cận hài hước, chân thực, không phản cảm, không ít những thương hiệu, người sản xuất nội dung,… đã và đang thành công khi sở hữu lượng “fan” hùng hậu? Vậy tình yêu, tình dục dưới góc nhìn truyền thông và marketing có gì đặc biệt? Đây là phần nội dung hấp dẫn mà hai diễn giả muốn gửi tới các UEBers. 
   Lần đầu tiên, sinh viên có cơ hội được khai thác và có cái nhìn chuyên sâu đằng sau những câu chuyện làm “nghề” của những thương hiệu sử dụng chủ đề “nóng” này để quảng bá sản phẩm của mình.
1. Làm thế nào để “nhìn thấu” nhu cầu khách hàng?
   “Câu trả lời cũng giống như cách giải đáp câu hỏi “Làm thế nào để có người yêu?””, Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ. Theo quy luật thông thường, một mối quan hệ sẽ bắt đầu khi con người ta có tình cảm với nhau, sau đó là thích và tìm hiểu đối phương, kết thúc là yêu. Điều này cũng giống như cơ chế bán hàng (AIDCA: Attention – Interest – Desire – Conviction – Action). Để thu hút khách hàng, thương hiệu đó cần phải làm khách hàng cảm thấy thích thú với sản phẩm của mình, kích thích tâm lý mua hàng, thuyết phục khách hàng bằng những giá trị của sản phẩm.
Hai vị diễn giả khách mời cùng các bạn sinh viên thảo luận về mối liên kết giữa “chuyện tình yêu” và “chuyện kinh tế”
   Để làm được điều này, người bán hàng phải dành thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình dựa vào nhu cầu của khách hàng. Thông qua câu chuyện hóm hỉnh về “Làm thế nào để có người yêu”, hai vị diễn giả đã giúp dễ dàng sinh viên tiếp cận và có cái nhìn rộng hơn về lĩnh vực kinh doanh, cách nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cách thức tiếp cận với khách hàng cũng như cách truyền thông sản phẩm cơ bản của một thương hiệu,… Có thể nói, đây là những kiến thức nền sinh viên cần biết khi học và làm việc trong lĩnh vực kinh tế - kinh doanh.
 
2. Khái niệm “Tình yêu sét đánh” trong kinh doanh là gì?
   TS. Đào Thị Thu Trang – Giảng viên khoa Kinh tế Phát triển đã giải đáp thắc mắc như sau: ““Tình yêu sét đánh” trong bán hàng là khi các em “yêu” sản phẩm từ “cái nhìn đầu tiên”. Đó là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng, có những giá trị nổi bật mà các sản phẩm khác không có. Em yêu thích và mong muốn “sở hữu” sản phẩm đó. Tất cả những yếu tố trên tác động trực tiếp và biến hàng vì mua hàng của em thành hiện thực.”
Tình yêu sét đánh” được áp dụng vào tâm lý khách hàng như thế nào đã được TS. Đào Thị Thu Trang giải đáp trong buổi worskhop
   Cách giải thích gần gũi và hóm hỉnh, sinh viên UEB tham gia buổi workshop có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về tâm lý và hành vi của khách hàng. “Buổi workshop như một lớp học với đa dạng các môn học, gắn liền với thực tế”, các bạn sinh viên chia sẻ sau khi kết thúc chương trình.
Những chia sẻ của các UEBers sau chương trình
   Với cách tiếp cận gần gũi từ những vấn đề “nóng’ giới trẻ đang quan tâm, buổi workshop đã thành công trong việc truyền tải những thông điệp về tình bạn, tình yêu, sức khỏe và giới tính. Đồng thời, mở ra không gian trao đổi những góc nhìn về Truyền thông – Marketing thông qua chủ đề “nhạy cảm”, bài học kinh nghiệm từ những thương hiệu khi làm nghề. Phòng CT&CTSV trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trân trọng cảm ơn sự tham gia của hai diễn giả Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh viên báo Tiền Phong và TS. Đào Thị Thu Trang – Giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển đã mang đến không gian học tập trao đổi bổ ích cho sinh viên UEB.

Tin: Thu Trang - Ảnh: Hồng Nam - UEB Media

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành