Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Đặng Công Hoàn

Tên luận án: Phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam


1. Tên luận án: Phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam

2. Tác giả: NCS Đặng Công Hoàn

3. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị

4. Mã số: 62 31 01 01

5. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh, TS. Lê Trung Thành

6. Đơn vị đào tạo: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Tóm tắt một số nội dung chính:

7.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

 Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM giành cho khu vực dân cư Việt Nam. Trong đó đặt trọng tâm vào nghiên cứu đánh giá sự phát triển, và lợi ích mà việc phát triển dịch vụ TTKDTM mang lại cho dân cư và nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển dịch vụ này một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

7.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua các phương thức hiện đại, có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao như: Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), DVTT điện tử (Internet banking, Mobile Banking, ví điện tử…) phục vụ nhóm khách hàng dân cư.

- Phạm vi về thời gian: Luận án xem xét thực trạng phát triển TTKDTM giai đoạn 2007-2014.

7.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

7.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần phát triển lý luận/lý thuyết khoa học (điểm mới về lý thuyết) và giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách đòi hỏi của sự phát triển dịch vụ TTKDTM ở nước ta.

- Luận giải tính chuyên ngành: quan hệ kinh tế/lợi ích các bên tham gia dịch vụ TTKDTM: người dân, ngân hàng, nền kinh tế (về các phương diện hiệu quả hoạt động, tăng độ minh bạch, tăng thu ngân sách,tăng tiện lợi, an toàn trong quá trình giao dịch ...) và nhìn nhận vấn đề liên quan dưới góc độ nghiệp vụ ngân hàng.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho dân cư ở Việt Nam.

7.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư là gì? Và vai trò căn bản của phát triển TTKDTM đối với dân cư, nền kinh tế thị trường như thế nào?.

- Tình hình phát triển dịch vụ TTKDTM của khu vực dân cư ở Việt nam đang diễn ra thực tế như thế nào?

- Làm thế nào để phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư nước ta trong thời gian tới?

7.3. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các quan điểm của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm:

- Phương pháp nghiên cứu định định tính:

+ Tác giả thực hiện các nghiên cứu tài liệu để phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp để luận giải, đánh giá kết luận về mặt lý luận và thực tiễn của hoạt động TTKDTM từ đó tìm cách khoảng trống nghiên cứu để thực hiện bổ sung hoàn thiện.

+ Để bổ sung các kết luận về lợi ích của phát triển dịch vụ TTKDTM, LA thực hiện khảo sát, điều tra, phỏng vấn 81 chuyên gia kinh tế và 341 người dân để đánh giá về các nội dung liên quan đến lợi ích và sự tác động của dịch vụ TTKDTM đối với nền kinh tế

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

 Luận án sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính 2 biến với cơ sở dữ liệu theo chuỗi thời gian, mẫu gồm 21 quan sát tương đương với 21 năm từ 1994-2014 để đánh giá về tương quan giữa tỷ lệ TTKDTM trong tổng Phương tiện Thanh toán của nền kinh tế với các biến số khác (GDP/người-GPC, Tổng thu Ngân sách nhà nước) để trên cơ sở các giả định nhất định để lượng hóa về sự tác động liên quan và ngưỡng tác động giữa phát triển dịch vụ TTKDTM với biến lợi ích của nền kinh tế nước ta , đi kèm với các kiểm định phân phối chuẩn, kiểm định tương quan…

7.4. Những đóng góp mới của Luận án

7.4.1. Về mặt lý luận:

Nghiên cứu có những đóng góp mới về mặt lý luận về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư: (i) Hoàn thiện các khái niệm liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư; (ii) Xác định rõ nội dung phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giành cho khu vực dân cư trong thời gian tới sẽ theo xu hướng thông qua các công cụ/phương tiện thanh toán hiện đại có ứng dụng công nghệ cao; (iii) Bước đầu xác định bộ chỉ số đánh giá phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư, (iv) Hoàn thiện một bước việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; (v) Trên cơ sở khoa học kinh tế chính trị chuyên ngành, luận án đã làm rõ thêm vai trò của Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư với nền kinh tế (vi) trình bày được kinh nghiệm quốc tế và mô hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở một số quốc gia điển hình.

7.4.2. Về mặt thực tiễn:

- Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh để đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam trên các khía cạnh: (i) Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư ở Việt Nam (ii) Đánh giá được tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư theo lát cắt của hai nhóm phương tiện thanh toán điển hình là: Thanh toán thẻ và Thanh toán điện tử;

- Dựa theo dữ liệu chuỗi thời gian từ 1994-2014 về: Tỷ lệ Thanh toán không dùng tiền mặt (X), Thu nhập bình quân đầu người –GPC (Y1) và Thu Ngân sách nhà nước (Y2), luận án đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích dữ liệu (Stata, Exel) để thực hiện phân tích mối liên quan giữa các biến trên.

- Dựa trên phương pháp nghiên cứu và bộ tiêu chí đánh giá cộng với kết quả điều tra phỏng vấn các chuyên gia kinh tế (81 người) và điều tra mức độ cảm nhận của người dân với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (341 người kết hợp với kết quả đánh giá các lát cắt thực trạng của hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2007-2014, Luận án đưa ra các hàm ý và khuyến nghị các giải pháp cho: Nhà nước, Ngân hàng thương mại và sự phối hợp của các Bộ/ngành có liên quan hướng đến việc phát triển ngày càng hiệu quả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư trong thời gian tới.

8. Các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án:

- Đặng Công Hoàn (2015): Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân Việt Nam. Phát triển Tài chính Cá nhân-Kinh nghiệm Quốc tế và Thực tiễn Việt Nam, (Sách Chuyên khảo viết chung với các tác giả TS Lê Trung Thành, TS Đinh Thị Thanh Vân), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 10/2015.

- Lê Trung Thành, Đặng Công Hoàn (2015), Khuyến nghị một số giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM ở Việt nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11, tháng 6/2015,

- Đặng Công Hoàn (2014), Mức độ cảm nhận lợi ích dịch vụ TTKDTM của khu vưc dân cư: Kết quả điều tra thực tế khách hàng và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 17, Tr 26-31, tháng 9/2014, ISSN-0866-7462

- Đặng Công Hoàn (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Dịch vụ TTKDTM, Tạp chí Thị Trường Tài chính Tiền Tệ số 18. Trang 23-27, tháng 9/2014, ISSN- 1859-2805

- Đặng Công Hoàn (2013), Giải pháp phát triển bền vững hoạt động TTKDTM ở Việt Nam, Tạp Chí TT Tài chính Tiền tệ số 13, Trang 17-22, tháng 7/2013, ISSN- 1859-2805

- Đặng Công Hoàn (2013), Phát triển bền vững dich vụ Thẻ thanh toán tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 9, Tr 43-46, tháng 9/2013, ISSN—005-56

- Đặng Công Hoàn (2013), Nghị định 101/2012/NĐ-CP: Bước hoàn thiện pháp luật quan trọng cho hoạt động TTKDTM tại nước ta, Tạp chí Thị Trường Tài chính Tiền tệ số 1-2, tr 47-51, tháng1/2013, ISSN- 1859-2805

- Đặng Công Hoàn (2013), Ứng dụng TTĐT trong chính phủ: Cơ sở lý luận và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 5, Trang 11-16, tháng 3/2013, , ISSN-0866-7462

- Đặng Công Hoàn (2012), Chính sách của Nhà nước trong Phát triển TTKDTM: Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán của Hàn Quốc và một số Hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 24, Trang 9-15, tháng 12/2012, ISSN-0866-7462

- Đặng Công Hoàn (2011), Phát triển TTKDTM ở Việt Nam: Nhìn từ cơ sở thực tiễn, Tạp chí Ngân hàng số 17, Trang 26-33, tháng 9/2011, , ISSN-0866-7462

- Đặng Công Hoàn (2011), Một số thuận lợi và thách thức trong quá trình phát triển thị trường Thẻ thanh toán ở nước ta, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 10, trang 16-18, tháng 5/2011, ISSN- 1859-2805