Trang Đào tạo sau đại học
 
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế định hướng ứng dụng

Ban hành theo Quyết định số 2216/QĐ-ĐHQGHN, ngày 11 tháng 07 năm 2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
    - Tên chuyên ngành đào tạo:
        + Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế
        + Tiếng Anh: International Economics
    - Mã số chuyên ngành đào tạo: 60310106
    - Tên ngành đào tạo:
        + Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế
        + Tiếng Anh: International Economics
    - Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
    - Thời gian đào tạo: 2 năm
    - Tên văn bằng tốt nghiệp:
        + Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế
        + Tiếng Anh: The Degree of Master in International Economics
    - Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế quốc tế theo định hướng ứng dụng trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, nhằm phát triển kĩ năng lãnh đạo quản lí và tư duy, rèn luyện khả năng xử lí các tình huống thực tiễn trong công việc; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo trong các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế quốc tế theo định hướng ứng dụng nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu để tác nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, chuỗi cung ứng và logistics; nâng cao kĩ năng lãnh đạo quản lí và tư duy, rèn luyện khả năng xử lí các tình huống thực tiễn cũng như ứng dụng và phát huy có hiệu quả kiến thức chuyên ngành kinh tế quốc tế vào việc thực hiện các công việc cụ thể như phân tích, tư vấn chính sách; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, chuỗi cung ứng và logistics, phù hợp với điều kiện thực tế tại các các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; có thể học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn nếu có ít nhất hai bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
>> Chi tiết về chương trình xem tại đây.

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN