Trang tin tức sự kiện

Trường ĐHKT tham gia Hội thảo quốc tế “Ổn định tài chính: nhận dạng rủi ro hệ thống và tăng cường cẩn trọng vĩ mô”

Toàn cảnh hội thảo
Sáng 12/6/2014, nhóm nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) - ĐHQGHN do PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng làm trưởng nhóm - đã tham dự hội thảo quốc tế do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) và UNDP đồng tổ chức với chủ đề “Ổn định tài chính: nhận dạng rủi ro hệ thống và tăng cường cẩn trọng vĩ mô”.


Các diễn giả chính của hội thảo có: ông Sanjay Karla - Đại diện thường trú cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, TS. Dương Quốc Tính - Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, TS. Nguyễn Kim Chung - Viện phó Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Huỳnh Thế Du và TS. Vũ Thành Tự Anh - giảng viên chương trình Fullbright và TS. Trần Thị Thanh Tú - Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường ĐHKT - ĐHQGHN).
Tham dự hội thảo là các chuyên gia thực tiễn, các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

TS. Trần Thị Thanh Tú - Trường ĐHKT (thứ 2 từ trái sang) tham gia Đoàn chủ tọa hội thảo.
Tại hội thảo, thay mặt nhóm nghiên cứu của Trường ĐHKT, TS. Trần Thị Thanh Tú đã trình bày nghiên cứu về “Hệ thống chỉ tiêu đánh giá an toàn và lành mạnh tài chính-FSIs, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Ý tưởng đầu tiên về việc nghiên cứu ứng dụng bộ chỉ tiêu FSIs do IMF khởi xướng tại Việt Nam cũng chính do nhóm đề xuất từ các năm trước.
Bài trình bày được đánh giá cao trên cơ sở hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc đo lường sự lành mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế là cần thiết và cấp bách; đánh giá nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia có vai trò quan trọng trong giám sát cẩn trọng vĩ mô và an toàn tài chính của cả hệ thống. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến quan ngại về khả năng tiếp cận, chia sẻ và công bố thông tin, số liệu của hệ thống tài chính - ngân hàng ở Việt Nam còn hạn chế.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu triển khai hệ thống đánh giá an toàn và lành mạnh tài chính - FSI sẽ có ý nghĩa tích cực đặc biệt đối với việc nâng cao nhận thức về vai trò của FSIs trong giám sát an toàn và lành mạnh tài chính hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực giám sát cẩn trọng vĩ mô hệ thống tài chính trong tương quan so sánh với hệ thống ngân hàng các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.
Trưởng nhóm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp với NFSC, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và BIDV nghiên cứu xây dựng Báo cáo đánh giá an toàn và lành mạnh tài chính của hệ thống NHTC Việt Nam.

Nguyễn Phú Hà (Khoa TCNH) và CTV

Tag:


Các tin khác
Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành