Trang Nghiên cứu
 
Phương pháp tiếp cận kết hợp sử dụng GIS dựa trên AHP-TOPSIS mờ nhằm đánh giá nguy cơ lũ lụt dọc theo Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam

Hiểm họa lũ lụt thường gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế địa phương và đời sống của cư dân ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Việc hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của lũ lụt có thể góp phần thiết lập các biện pháp ứng phó giảm thiểu các nguy cơ.


Bài báo của nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các cộng sự với tiêu đề “A Hybrid Approach Using GIS-Based Fuzzy AHP-TOPSIS Assessing Flood Hazards along the South-Central Coast of Vietnam” đăng trên Applied Sciences tập 10, số 20 (2020) đã đưa ra nghiên cứu thực nghiệm về việc áp dụng sự kết hợp của quy trình phân cấp phân tích mờ (AHP), kỹ thuật mờ đối với thứ tự ưu tiên tương tự với giải pháp lý tưởng (TOPSIS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá các nguy cơ lũ lụt vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung (FGD) với năm chính quyền cấp xã; một phiếu điều tra của tám trưởng ấp ở xã Phước Thắng (tỉnh Bình Định); cùng các tài liệu, báo cáo và bản đồ chuyên đề được cung cấp từ các nguồn chính thức. Có tổng cộng 12 bản đồ về các yếu tố lũ lụt được chuẩn bị. Kết quả cho thấy độ cao địa hình, địa hình đáy lạch, diện tích ngập lụt do triều cường và khoảng cách đến vùng nước là những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ lũ lụt. Thôn An Lợi có nguy cơ lũ lụt cao nhất, tiếp theo là các thôn Lạc Điền, Lương Bình và Phổ Đông. Bản đồ về nguy cơ lũ lụt cho thấy phần phía tây được đánh giá là nguy hiểm thấp, trong khi phần phía đông là khu vực có nguy cơ rất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp kết hợp sử dụng AHP-TOPSIS mờ dựa trên GIS cho phép kết nối những người ra quyết định với các yếu tố ảnh hưởng của lũ lụt. Để giảm thiểu lũ lụt, cả Chính phủ Việt Nam và chính quyền tỉnh Bình Định cần lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng AHP-TOPSIS mờ là một phương pháp đầy hứa hẹn để đưa ra các dự đoán chính xác và đáng tin cậy về các nguy cơ lũ lụt. AHP-TOPSIS và GIS mờ tích hợp cũng được đề xuất để đánh giá các nguy cơ lũ lụt ở những khu vực thiếu dữ liệu. Những kết quả này sẽ mang lại lợi ích cho các kỹ sư, nhà phân tích lũ lụt, nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương và người dân địa phương trong việc cung cấp hướng dẫn đánh giá nguy cơ lũ lụt, trực tiếp giúp xác định các hành động ngăn chặn lũ lụt ở các khu vực. Theo đó, cần phát triển các hệ thống cảnh báo lũ lụt, phòng chống lũ lụt tạm thời, bảo vệ tài sản có giá trị và huy động các dịch vụ khẩn cấp để giảm thiểu tác động của các nguy cơ lũ lụt. Phương pháp này giúp cải thiện việc đánh giá nguy cơ lũ lụt ở các vùng ven biển tương tự cũng như cho phép thiết lập các kế hoạch cứu hộ nhằm giảm nhẹ thương vong và tổn thất tài sản.

Để giảm thiểu lũ lụt trong khu vực nghiên cứu, cả Chính phủ Việt Nam và chính quyền tỉnh Bình Định cần lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách này bao gồm: Khung thể chế để quản lý lũ tổng hợp cấp vùng và địa phương; Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ; Hệ thống thủy lợi phải cho phép ứng phó với các nguy cơ lũ lụt; Hoàn thiện quy hoạch các ngành, vùng công nghiệp; Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng xung yếu, rừng đầu nguồn.

 

- Về bài báo: Nguyen, Huu X., An T. Nguyen, Anh T. Ngo, Van T. Phan, Trong D. Nguyen, Van T. Do, Dinh C. Dao, Dinh T. Dang, Anh T. Nguyen, The K. Nguyen, and Luc Hens (2020), “A Hybrid Approach Using GIS-Based Fuzzy AHP-TOPSIS Assessing Flood Hazards along the South-Central Coast of Vietnam,” Applied Sciences 10, no. 20: 7142. https://doi.org/10.3390/app10207142

 


 

- Danh sách tác giả:

  • Huu Xuan Nguyen, Anh Tu Ngo, Van Tho Phan, Trong Doi Nguyen:
  • Faculty of Natural Science, Quy Nhon University, Binh Dinh, Vietnam
  • An Thinh Nguyen: Faculty of Development Economics, University of Business and Economics, Vietnam National University, Hanoi (VNU), Vietnam;
  • Van Thanh Do: Faculty of Geography, Hanoi National University of Education, Hanoi, Vietnam
  • Dinh Cham Dao: Institute of Geography, Vietnam Academy of Science and Technology (VAST), Hanoi, Vietnam;
  • Dinh Tung Dang: Ministry of Science and Technology of Vietnam, Hanoi, Vietnam
  • The Kien Nguyen: VNU University of Economics and Business, Center for Socio-Economic Analysis and Databases (CSEAD), Hanoi, Vietnam.
  • Luc Hens: Vlaamse Instelling voor Technologisch Onderzoek (VITO), Boeretang 200, 2400 Mol, Belgium.

- Trong đó, tác giả thuộc Trường ĐHKT - ĐHQGHN:

 

 

PGS.TS. Nguyễn An Thịnh là Trưởng khoa Kinh tế Phát triển (Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN), đồng thời đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế tại Việt Nam (VN-IALE).

PGS.TS. Nguyễn An Thịnh có chuyên môn sâu, nghiên cứu và giảng dạy về Kinh tế và Quản lý tài nguyên môi trường, đã xuất bản trên 20 cuốn sách khoa học (trong đó đồng chủ biên 4 cuốn sách viết bằng tiếng Anh, gồm 3 cuốn được NXB Springer ấn hành), trên 30 bài báo ISI/SCOPUS và trên 100 bài báo đăng tải trên tạp chí chuyên ngành trong nước. Năm 2014, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh nhận giải thưởng “Sách hay, sách đẹp” dành cho cuốn sách chuyên khảo “Sinh thái cảnh quan: lý luận và ứng dụng thực tiễn trong môi trường nhiệt đới gió mùa” (1040 trang, NXB Khoa học và Kỹ thuật).

 

TS. Nguyễn Thế Kiên: Giảng viên Bộ môn Thống kê và Phương pháp nghiên cứu kinh tế; Phó Giám đốc phụ trách, Trung tâm Dữ liệu và Phân tích Kinh tế - Xã hội, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

TS. Nguyễn Thế Kiên đã công bố 22 bài báo quốc tế, trong đó là tác giả chính, đồng tác giả 15 bài báo đăng tải trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI/Scopus và nhiều bài báo trong nước. Ông là tác giả chính và đồng tác giả của 5 chương sách thuộc Nhà xuất bản Springer; chủ biên và đồng chủ biên của 4 sách giáo trình/chuyên khảo); chuyên gia bình duyệt của 6 tạp chí trong nước và quốc tế. Lĩnh vực nghiên cứu chính của TS. Kiên gồm: Ứng dụng các phương pháp định lượng trong phân tích kinh tế và chính sách; Kinh tế phát triển; Kinh tế học hành vi.