Trang Nghiên cứu
 
Tính toán thích hợp về thuế Ad valorem tương đương của biện pháp phi thuế quan

Các nghiên cứu trước đã cho thấy, một khi tác động thương mại của các biện pháp phi thuế quan được đưa vào phương trình trọng lực như một biến giả thì cần phải có một phép biến đổi phi tuyến tính để tính toán trước mức thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa tương đương. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho đến ngày nay xem xét bất đẳng thức Jensen để ước lượng mức thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa tương đương (Ad valorem) của các biện pháp phi thuế quan, điều này có thể dẫn đến những sai lệch đáng kể trong kết quả đánh giá.


Do đó, nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyen Duc Bao, Antoine Bouet và Fousseini Traoré với tiêu đề “On the proper computation of Ad Valorem equivalent of non-tariff measures” đăng trên tạp chí International Journal of Comparative Education and Development - tạp chí được xếp hạng Q2 thuộc danh mục SCOPUS (tập 23, số 3 năm 2021) đã làm rõ sự thiên lệch liên quan đến việc không giải thích được bất bình đẳng của Jensen trong các đánh giá về giá trị tương đương của các biện pháp phi thuế quan.

Trong suốt 30 năm qua, hầu hết các chính phủ trên thế giới đều đã tăng cường việc áp dụng các Biện pháp phi thuế quan (Non-Tariff Measures, NTM). Ngày nay, các biện pháp này thường được coi là trở ngại lớn đối với thương mại. Kể từ năm 1990, các thông tin về NTM đã được thu thập thường xuyên hơn. Việc đo lường tác động của các biện pháp phi thuế quan trở nên phức tạp hơn so với các biện pháp thuế quan bởi vì chúng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Kể từ công trình nghiên cứu tiên phong của Kee, Nicita và Olarreaga (2009), phương pháp tiếp cận thường được áp dụng là sử dụng phương trình trọng lực để tính toán mức thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa (Ad-valorem) tương đương của các NTM, tức là mức thuế Ad valorem có cùng tác động đến thương mại như các biện pháp phi thuế quan.

Trong các nghiên cứu này, một khi tác động thương mại của các biện pháp phi thuế quan được đưa vào phương trình trọng lực như một biến giả, cần phải có một phép biến đổi phi tuyến tính để tính toán trước mức thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa tương đương. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho đến ngày nay xem xét bất đẳng thức Jensen. Bất đẳng thức này chỉ đơn giản nói rằng phép biến đổi lồi của một giá trị trung bình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị trung bình. Trong bài báo này, nhóm tác giả chỉ ra rằng nếu không xem xét bất đẳng thức Jensen, ước lượng mức thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa tương đương của các biện pháp phi thuế quan có thể dẫn đến những sai lệch đáng kể trong kết quả đánh giá.

Mục tiêu của bài báo này là làm rõ sự thiên lệch liên quan đến việc không giải thích được bất bình đẳng của Jensen trong các đánh giá về giá trị tương đương của các biện pháp phi thuế quan. Sự thiên lệch là đáng kể và có xu hướng đánh giá thấp tác dụng hạn chế của các biện pháp phi thuế quan hoặc kết luận rằng chúng tạo thuận lợi cho thương mại trong khi trên thực tế, chúng góp phần hạn chế nó.

Bài báo áp dụng kiến thức toán học trong kinh tế. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tới giả thiết Kennedy (1981) về sai số nhằm đưa ra cách xử lý đúng của bất đẳng thức Jensen để đánh giá đúng mức thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa tương đương (AVE) của các biện pháp phi thuế quan. Các kết quả của bài báo chỉ ra rằng: Thứ nhất, các AVE của các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) bị đánh giá thấp khi không xem xét tới bất bình đẳng của Jensen. Thứ hai, kích thước của độ lệch ít rõ ràng hơn đối với phần lớn các AVE của các biện pháp phi thuế quan. Thứ ba, 41,1% các biện pháp SPS và 30,1% các TBT (biện pháp kỹ thuật) có AVE thay đổi từ giá trị âm sang giá trị dương khi bất bình đẳng của Jensen không được xem xét.

 

>> Thông tin bài báo:

- Nguyen Duc Bao, Antoine Bouet, Fousseini Traoré, “On the proper computation of Ad Valorem equivalent of non-tariff measures,” International Journal of Comparative Education and Development, Vol.23 No.3, 2021, pp. 227-241. https://doi.org/10.1080/13504851.2020.1864273

 


Thông tin khác:

- Danh sách tác giả:

Nguyễn Đức Bảo (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội),

Antoine Bouët (Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế - IFPRI),

Fousseini Traoré (Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế - IFPRI).

- Trong đó, tác giả thuộc Trường ĐHKT - ĐHQGHN:

 

 
 TS. Nguyễn Đức Bảo: Nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế tại Đại học Bordeaux, Cộng hòa Pháp; hiện là giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị kiêm Thư ký Trợ lý Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Các hướng nghiên cứu chính của TS. Nguyễn Đức Bảo gồm: Kinh tế - tài chính quốc tế, Thương mại quốc tế, Quản lý kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế chính trị, Kinh tế phát triển.




Các tin khác