Trang Nghiên cứu
 
Đổi mới quản trị giáo dục phổ thông theo mô hình tự chủ nhà trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học hàm ý cho giáo dục Việt Nam

Đổi mới quản trị giáo dục phổ thông hiện là một trong những xu hướng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đây cũng là biện pháp quan trọng để thay đổi và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là mở rộng quyền tự chủ của các trường phổ thông và đại học. Nghiên cứu của các tác giả Phạm Thu Phương (Trường Đại học Kinh tế) và Nguyễn Thị Hương (Trường Đại học Giáo dục) đăng trên tạp chí International Journal of Psychosocial Rehabilitation Volume 24 (Issue 4) năm 2020.


Bài báo đã tập trung vào một số nội dung chính: tổng quan về giáo dục phổ thông; kinh nghiệm của một số nước trong việc triển khai mô hình quản trị nhà trường theo mô hình tự chủ nhà trường để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đổi mới quản trị trường phổ thông hướng đến mô hình tự chủ góp phần phát triển nền giáo dục theo hướng tiệm cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Đổi mới cơ chế, chính sách theo mô hình tự chủ trường học theo hướng trao quyền tự chủ, độc lập, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt với các cơ sở giáo dục công lập là một xu hướng đương đại. Trong những năm gần đây, việc thực thi cơ chế tự chủ nhà trường ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang đạt được những kết quả thiết thực. Tuy nhiên, các cơ chế này vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và đổi mới để thúc đẩy cơ chế này trong tương lai. Trên cơ sở phân tích thực trạng của quyền tự chủ nhà trường trong các trường học, nghiên cứu đã xác định các cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao quyền tự chủ về học tập cho các trường như sau:

Thứ nhất, các trường chủ động xây dựng quy chế tuyển sinh, quy chế quản lý phù hợp với đặc điểm của từng trường, từ đó làm giảm sự quản lý của chính phủ và nhà nước.

Thứ hai, thúc đẩy các trường mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động giáo dục.

Thứ ba, đảm bảo công tác quản lý trong nhà trường được thực hiện một cách dân chủ, công khai và minh bạch.

Thứ tư, các trường nhất quán khái niệm về quyền tự chủ của trường học và làm rõ các thông số về quản trị địa phương và ra quyết định.

 

>> Chi tiết:

Nguyen Thi Huong, Phuong Thu Pham, “Innovation in general education governance towards the school autonomy model: International experiences and Implication lessons for Vietnam’s education,” International Journal of Psychosocial Rehabilitation, Volume 24, Issue 4 (2020), 9351-9372. DOI: 10.37200/IJPR/V24I4/PR20201118

 


Nhóm tác giả:

  • Nguyễn Thị Hương - Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN
  • Phạm Thu Phương - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Trong đó, tác giả thuộc Trường ĐHKT - ĐHQGHN:

 TS. Phạm Thu Phương: Phó Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế. Hướng nghiên cứu chính: Đầu tư quốc tế, công ty xuyên quốc gia, quản lý tài chính, tự chủ tài chính.