Trang tin tức sự kiện

Sách: Xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo phương pháp tiếp cận CDIO

Dựa trên cơ sở phân tích bản chất, đặc điểm của phương pháp tiếp cận CDIO và thực tiễn áp dụng CDIO ở nhiều trường đại học trên thế giới, Trường Đại học Kinh tế  - ĐHQGHN đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng phương pháp tiếp cận này để nâng cấp chương trình đào tạo đại học ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao.


Tác giả:

  • PGS.TS. PHÙNG XUÂN NHẠ là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giảng viên và thỉnh giảng của một số trường đại học trong nước và nước ngoài. Trong quá trình công tác, ông tham gia viết và chủ biên nhiều cuốn sách chuyên khảo, cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước. Đặc biệt ông có nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học lớn trong nước và quốc tế.
  • TS. VŨ ANH DŨNG là Chủ nhiệm khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Ðại học Kinh tế - ÐHQGHN, nhận bằng Tiến sĩ tại Ðại học Cambridge (Vương quốc Anh). Ông đã dành nhiều thời gian tập trung nghiên cứu về các mô hình quản lý và phát triển giáo dục - đào tạo quốc tế tiên tiến, trong đó có mô hình CDIO, là người chủ trì việc nghiên cứu và áp dụng cách tiếp cận CDIO cho ngành kinh tế và kinh doanh tại ÐHQGHN.

Số trang: 268, bìa mềm

Khổ: 16cm x 24cm

Giá: 59.000đ

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2011

CDIO là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. CDIO hướng dẫn rất cụ thể và toàn diện về cách thức xây dựng chuẩn đầu ra, khung chương trình, xây dựng môi trường học tập, cách giảng dạy và học tập cũng như cách đánh giá dạy và học. Về bản chất, CDIO là một quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ vào đầu ra để thiết kế và tổ chức chương trình đào tạo (outcome-based). Các giá trị cốt lõi, cơ bản của chuẩn đầu ra CDIO có tính phổ quát cho nhiều chương trình đào tạo được xây dựng bắt nguồn từ các kết quả học tập cụ thể. Do vậy, đào tạo theo cách tiếp cận CDIO hoàn toàn có tính khả thi đối với xây dựng mới hoặc “cải tiến” các chương trình đào tạo hiện có ở các trường đại học.

Dựa trên cơ sở phân tích bản chất, đặc điểm của phương pháp tiếp cận CDIO và thực tiễn áp dụng CDIO ở nhiều trường đại học trên thế giới, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng phương pháp tiếp cận này để nâng cấp chương trình đào tạo đại học ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao. Các đối tượng liên quan đến chương trình bao gồm sinh viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp, các nhà quản lý, giảng viên… đã được điều tra và phỏng vấn về những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao cần đạt được sau khi ra trường cũng như các môn học của chương trình đào tạo đại học ngành Kinh tế đối ngoại chất lượng cao. Kết quả của đề tài là đã xây dựng được chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo đại học ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao và điều chỉnh khung chương trình theo hướng tích hợp, đảm bảo sinh viên ra trường có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất phù hợp với nhu cầu xã hội và thành công trong môi trường làm việc quốc tế.

Các tác giả đã tham khảo cách tiếp cận CDIO ở nhiều trường đại học tiêu biểu trên thế giới để xây dựng được một bảng chuẩu đầu ra chi tiết và toàn diện, có nhiều điểm tương đồng với chuẩn của các trường đại học của Hà Lan và Châu Âu… Các tác giả cũng đã nâng cấp thành công khung chương trình áp dụng cho ngành Kinh tế đối ngoại chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế  - ĐHQGHN.
>> Giới thiệu sách CDIO.doc


UEB_net

Tag:


Video
QC trái 1
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành