Trang tin tức sự kiện

Thông tin luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Đặng Thùy Nhung

Tên đề tài: “Tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam”.



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thùy Nhung              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/11/1991                                                      

4. Nơi sinh: Yên Bái

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 2417/QĐ-ĐHKT ngày 09/09/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3179/QĐ-ĐHKT ngày 05/09/2023 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: “Tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng                           

9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu (cán bộ hướng dẫn 1); PGS.TS. Trần Trọng Nguyên (cán bộ hướng dẫn 2)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra giải pháp, khuyến nghị về phân cấp tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp tài khóa, tăng trưởng bao trùm, và tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng bao trùm cho các địa phương.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trong đánh giá tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam được thực hiện thông qua 03 bước: (i) Bước 1: Đo lường mức độ tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam thông qua chỉ số tăng trưởng bao trùm (Inclusive growth index – IGI) được xây dựng bằng phương pháp PCA, (ii) Bước 2: Đo lường mức độ phân cấp tài khóa cho các địa phương ở Việt Nam thông qua chỉ số phân cấp tài khóa (Fiscal decentralization index – FDI) được xây dựng bằng phương pháp PCA; (iii) Bước 3: Đánh giá tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam bằng mô hình GMM. Bên cạnh các nghiên cứu định lượng, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tác động của phân cấp tài khóa một cách chính xác và toàn diện. Trong đó, phương pháp phỏng vấn chuyên gia là phương pháp định tính trọng tâm của luận án. Kết quả phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để luận giải thêm về chiều hướng tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm đồng thời gợi mở các hàm ý chính sách và giải pháp đề xuất hoàn thiện cơ chế phân cấp tài khóa nhằm thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Kết quả chính và kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy trong phạm vi khoảng thời gian nghiên cứu biến trễ IGI, tự thu NSĐP, phân cấp chi ngân sách, chỉ số phân cấp tài khóa địa phương có ý nghĩa thống kê, có tác động tích cực và đáng kể; chất lượng thể chế được đo lường qua chỉ số PCI có ý nghĩa thống kê, tác động tích cực nhưng không đáng kể ; phân cấp thu, tự chủ tài khóa địa phương và GRDP bình quân đầu người có tác động tiêu cực tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam. Một số khuyến nghị cho hệ thống phân cấp tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng bao trùm gồm : (i) Gắn phân cấp tài khóa với phân cấp hành chính, (ii) Tăng quyền tự quyết định đối với chính quyền địa phương, đảm bảo phù hợp năng lực thu chi ngân sách, (iii) Hoàn thiện cơ chế gia tăng trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, (iv) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, và xử lý, (v) Giảm dần tính lồng ghép, loại bỏ tính chồng chéo, tăng cường tính rõ ràng của hệ thống ngân sách, (vi) Giảm bớt cấp hành chính trung gian. Bên cạnh các khuyến nghị cụ thể về từng trụ cột của phân cấp tài khóa liên quan đến phân cấp thu ngân sách, phân cấp chi ngân sách, chuyển giao ngân sách và vay nợ của chính quyền địa phương, luận án đề xuất một số giải pháp hỗ trợ phân cấp tài khóa hiệu quả hướng tới thúc đẩy tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn tới : (i) Nâng cao năng lực tài khóa địa phương, tăng cường liên kết vùng, (ii) Nâng cao chất lượng thể chế địa phương, (iii) Hình thành cơ chế khuyến khích địa phương sử dụng hiệu quả ngân sách, (iv) Thí điểm phân cấp tài khóa ở mức cao cho một vài địa phương, (v) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin trong quản lý ngân sách.

Đóng góp của luận án: Về mặt lý thuyết, luận án đã đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, khung phân tích về phân cấp tài khóa, tăng trưởng bao trùm và tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm, tổng quan các mô hình nghiên cứu đánh giá tác động phân cấp tài khóa đến tăng trưởng bao trùm. Trên cơ sở đó, luận án đã có 3 đóng góp lớn về mặt lý thuyết như sau: (i) Xây dựng chỉ số đo lường mức độ phân cấp tài khóa cho các địa phương ở Việt Nam; (ii) Xây dựng chỉ số đo lường mức độ tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam; (iii) Nghiên cứu mô hình tối ưu trong đánh giá tác động phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022. Về mặt thực tiễn, luận án đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách bức tranh toàn cảnh về tình hình phân cấp tài khóa và tăng trưởng bao trùm ở cấp độ địa phương của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022. Đồng thời, luận án cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của chỉ số phân cấp tài khóa và một số chỉ tiêu thành phần của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam, hỗ trợ cho khung lý thuyết về phân cấp tài khóa và tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã đề xuất khuyến nghị về phân cấp tài khóa cũng như một số giải pháp hỗ trợ phân cấp tài khóa hiệu quả, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng bao trùm cho các địa phương ở Việt Nam. Trong bối cảnh định hướng tăng cường phân quyền, phân cấp cùng với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau„ của chính phủ, các khuyến nghị và giải pháp về phân cấp tài khóa thúc đẩy tăng trưởng bao trùm có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, cung cấp các gợi mở chính sách hướng tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng bao trùm ở mức cao tại Việt Nam trong tương lai.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Dù đã có những đóng góp nhất định, nhưng nghiên cứu sẽ đem lại bức tranh toàn cảnh hơn nữa nếu phạm vi nghiên cứu về phân cấp tài khóa mở rộng tới việc xem xét cả mối quan hệ giữa ngân sách chính quyền cấp tỉnh và ngân sách chính quyền cấp xã. Chất lượng của nghiên cứu sẽ được nâng cao nếu chỉ số tăng trưởng bao trùm có thể được xem xét theo quan điểm đa chiều của UNCTAD. Đồng thời, chất lượng của mô hình phân tích tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm cũng có thể được cải thiện nếu nghiên cứu bổ sung các yếu tố liên quan đến đặc điểm hành chính của cơ quan nhà nước. Những hạn chế này cũng có thể phục vụ như những gợi ý nghiên cứu tiếp theo về tác động của phân cấp tài khóa tới tăng trưởng bao trùm ở cấp độ địa phương.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

My Hang Phuong Pham, Nhung Thuy Dang (2025), Fiscal decentralization: The case of Vietnam, Public Administration Issues, National Research University Higher School of Economics, DOI:10.17323/1999-5431-2025-0-5-106-130.

2

Đặng Thùy Nhung (2024), Phân cấp tài khóa cho các địa phương: Nghiên cứu điển hình trưởng hợp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 11, 152-155.

3

Tran Trong Nguyen, Dang Thuy Nhung (2024), Inclusive Green Growth in Vietnam: A review on social equity pillar, International conference sustainable economic development: Opportunies and challenges, NXB Hàng Hải, ISBN 978-604-937-356-5.

4

Tran Trong Nguyen, Tran Hoang Minh, Dang Thuy Nhung (2023), The Impact of budget allocation on sustainable development towards poverty reduction: Case of provinces in Vietnam, International conference proceedings Green economic development in Vietnam, NXB Hà Nội, ISBN 978-604-557-850-6.

Xem thêm thông tin luận án tại đây.


Phòng Đào tạo



Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành