Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng dụng Digital Marketing của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Văn Khải
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 27/12/1993
4. Nơi sinh: Quảng Ngãi
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Số: 1110/QĐ-ĐHKT ngày 14/04/2022
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
- Quyết định số 3691/QĐ-ĐHKT ngày 09/10/2023 về việc điều chỉnh cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ. Quyết định đồng ý cho PGS.TS Lưu Thị Minh Ngọc thôi tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh Huỳnh Văn Khải và phân công:
+ Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Trương Đình Chiến. Cơ quan công tác: Đại học Kinh tế quốc dân
+ Cán bộ hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Văn Phương. Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
- Quyết định số 4892/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2023 quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Huỳnh Văn Khải. Tên đề tài luận án cũ: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ựng dụng Digital Marketing: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam” thành tên đề tài luận án mới: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng dụng Digital Marketing của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam”
7. Tên đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng dụng Digital Marketing của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
+ Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Trương Đình Chiến. Cơ quan công tác: Đại học Kinh tế quốc dân
+ Cán bộ hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Văn Phương. Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về Digital Marketing trong doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng dụng Digital Marketing. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, luận án đã tích hợp ba mô hình lý thuyết quan trọng, bao gồm Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM), Mô hình Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) và Lý thuyết Thống nhất về Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ (UTAUT), nhằm cung cấp một cách tiếp cận khoa học toàn diện hơn trong phân tích các yếu tố tác động đến hành vi ứng dụng Digital Marketing của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
Thông qua phân tích thực nghiệm, luận án đã làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường đến hành vi ứng dụng Digital Marketing. Cụ thể, nghiên cứu xác định rằng thái độ đối với Digital Marketing chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sáu yếu tố chính, bao gồm: nhận thức về lợi ích tương đối, nhận thức về độ phức tạp, nhận thức về khả năng tương thích, nhận thức về kinh nghiệm công nghệ thông tin của doanh nghiệp, nhận thức về tính sáng tạo của doanh nghiệp và nhận thức về sự hỗ trợ từ chuyên gia/cố vấn. Bên cạnh đó, hành vi ứng dụng Digital Marketing chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bốn yếu tố: ý định ứng dụng Digital Marketing, nhận thức về áp lực xã hội, nhận thức về áp lực khách hàng và nhận thức về áp lực cạnh tranh.
Luận án cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng Digital Marketing hiệu quả hơn, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức về lợi ích của Digital Marketing, cải thiện hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân sự chuyên sâu và tăng cường sự hỗ trợ từ các chuyên gia, cố vấn. Ngoài ra, các kiến nghị về chính sách cũng được đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận và ứng dụng các nền tảng Digital Marketing tiên tiến, thông qua các chương trình ưu đãi công nghệ số, hỗ trợ tài chính và các chính sách đào tạo kỹ năng số từ cơ quan quản lý. Những phát hiện từ nghiên cứu không chỉ đóng góp vào lý luận và thực tiễn ứng dụng Digital Marketing trong doanh nghiệp khởi nghiệp, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu có thể mở rộng theo hướng phân tích sâu hơn việc ứng dụng Digital Marketing trong từng loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp, xem xét sự khác biệt theo ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. Đồng thời, mở rộng phạm vi khảo sát ra các khu vực ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để đánh giá mức độ ứng dụng Digital Marketing tại các tỉnh thành khác.
Ngoài ra, nghiên cứu có thể tập trung vào ảnh hưởng của yếu tố cá nhân như trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý của nhà sáng lập đến việc ứng dụng Digital Marketing. Một hướng đi tiềm năng khác là đánh giá hiệu quả của các công cụ Digital Marketing cụ thể như SEO, SEM, social media marketing đối với hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cuối cùng, có thể thực hiện nghiên cứu so sánh mức độ ứng dụng Digital Marketing giữa doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất chính sách phù hợp.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|
1 | Application of Digital Marketing Tools in Vietnam: Status and Development Trends. MICA3026, International Conference on MICA 2022, ISBN: 978-604-79-3372-3 |
2 | Factors Affecting Digital Marketing Use Behaviour of Startups in Vietnam: A Conceptual Framework. MICA4088, International Conference on MICA 2024, ISBN: 978-604-79-4558-0 |
3 | Cải thiện bối cảnh công nghệ nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam ứng dụng Digital Marketing. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Kỳ 2 tháng 01 (số 280). ISSN 1859-4093. |
Xem thêm thông tin luận án tại đây.