Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Minh Hoàng

Tên luận án: Phát triển năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Minh Hoàng

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/01/1980

4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3643/QĐ-ĐHKT ngày 26/12/2013

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài Luận án theo Quyết định số 2392/QĐ-ĐHKT vào ngày 11/06/2015

7. Tên luận án: Phát triển năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9. Mã số: 62 34 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

Về mặt lý luận:

- Luận án bổ sung nghiên cứu về năng lực, năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực hành chính công. Cụ thể xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực hành chính công.

- Xây dựng tiêu chuẩn năng lực và đánh giá NLLĐ của nhân sự quản lý khu vực hành chính công làm căn cứ để thực hiện phát triển NLLĐ.

- Xây dựng hệ thống những công tác cần thiết nhằm phát triển NLLĐ nhân sự quản lý khu vực hành chính công.

Về thực tiễn:

- Phân tích thực trạng NLLĐ và phát triển NLLĐ của nhân sự quản lý khu vực hành chính công ở tỉnh Hà Giang thời gian qua.

- Chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân trong phát triển NLLĐ của nhân sự quản lý khu vực hành chính công ở tỉnh này.

- Kiến nghị, đề xuất những giải pháp phát triển NLLĐ của nhân sự quản lý khu vực hành chính công ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách nhân sự nói chung, giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách phát triển nhân sự lãnh đạo cho các nhân sự quản lý của Hà Giang hiện nay và trong thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu về NLLĐ và phát triển NLLĐ sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách nhân sự nói chung, các nhà hoạch định từ trung ương đến địa phương trong khu vực hành chính công nói riêng có thêm góc nhìn về bản chất NLLĐ và công tác phát triển NLLĐ nhằm giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách phát triển nhân sự lãnh đạo cho các nhân sự quản lý của Hà Giang hiện nay và trong thời gian tới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Qua kết quả của luận án tác giả muốn nghiên cứu sâu hơn nữa về mối liên hệ giữa NLLĐ đối với các chỉ số phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, PAPI, PCI từ đó tìm ra trọng số của từng nhóm hoặc từng NLLĐ thành phần có tác động lên các chỉ số nói trên. Kết quả từ nghiên cứu chuyên sâu hơn này sẽ giúp tác giả đưa ra các khuyến nghị giúp cho địa phương tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển NLLĐ cho các cấp cán bộ của mình qua từng giai đoạn nhất định.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án:

1. Trần Minh Hoàng (2016), Phát triển năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực Hành chính công: tiếp cận từ khung năng lực. Tạp chí Công thương, số 8 tháng 8/2016, trang 60 -65.

2. Trần Minh Hoàng (2016), Nâng cao năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực Hành chính công tỉnh Hà Giang, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 532, từ 1 - 15/8/2016, trang 13-16.


UEB_net