Bộ công cụ dùng để kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn ACBSP có hai chuẩn: một là bộ công cụ dùng để kiểm định các chương trình đào tạo theo khối ngành quản trị kinh doanh (Bussines) hai là bộ công cụ dùng để kiểm định các chương trình đào tạo theo khối ngành kế toán (Acounting).
Đối với bộ công cụ theo khối ngành quản trị kinh doanh bao gồm 7 Tiêu chuẩn, bộ công cụ theo khối ngành kế toán gồm 6 tiêu chuẩn. Để các chương trình đào tạo đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn và thực hiện quy trình kiểm định theo ACBSP, các CTĐT phải phải đáp ứng và đạt yêu cầu theo Tiêu chuẩn 6 của bộ chuẩn ACBSP.
1. Các
điều kiện thực hiện đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng
1.1. Bộ
công cụ đánh giá
Tiêu chuẩn/ngành
| QTKD | Kế toán
|
Tiêu chuẩn 1
| Công tác lãnh đạo
| |
Tiêu chuẩn 2
| Hoạch định chiến lược
| |
Tiêu chuẩn 3
| Người học và các bên liên quan
| |
Tiêu chuẩn 4
| Đánh giá quá trình học tập
| Đo lường và đánh giá kết quả học tập của người học
|
Tiêu chuẩn 5
| Cán bộ, giảng viên
| Đội ngũ GV và nhân viên (xây dựng, quản lý và phát triển môi trường học thuật)
|
Tiêu chuẩn 6
| Chương trình đào tạo
| Quản lý đào tạo
|
Tiêu chuẩn 7
| Hiệu quả/Kết quả
| |
1.2. Các
điều kiện thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng
Chỉ khi các CTĐT đáp ứng điều kiện (CTĐT phải đáp
ứng được tiêu chuẩn 6 theo quy định của ACBSP): có ít nhất 25% môn học giảng
dạy trong chương trình phản ánh được tính chất chuyên biệt theo CPC của chuẩn
ACBSP thì mới được tổ chức chấp nhận thực hiện KĐCL.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận: 75% chương trình
giảng dạy được đánh giá đạt theo tiêu chí (bộ chuẩn đặc biệt chú trọng đến Tiêu chuẩn 4 và Tiêu chuẩn 6)
Đối với Tiêu chuẩn 4, yêu cầu:
-
Có một quy trình và kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách có
hệ thống nhằm dẫn đến sự cải tiến liên tục. Kết quả học tập của học sinh phải
được phát triển và thực hiện cho mỗi chương trình được công nhận, và kết quả phải
được thông báo cho các bên liên quan phải được cung cấp để đáp ứng tiêu chuẩn:
-
Cung cấp kết quả đánh giá cho từng chương trình, đánh giá chung, đánh giá
chuyên môn, v.v dưới nhiều hình thức: đánh giá trực tiếp, gián tiếp, quá trình,
tổng kết từ nội bộ và bên ngoài bởi đơn vị có uy tín. Kết quả đánh giá ngoài được
so sánh với sinh viên bên ngoài trường (có thể trong nước hoặc quốc tế, các tổ
chức tương tự trong cùng một khu vực địa lý). Dữ liệu so sánh nội bộ có thể là
giữa các lớp học, lớp học trực tuyến và tập trung, lớp học do các giáo sư đảm
nhận, các chương trình học, các khu học xá, v.v...
-
Phải có ít nhất 02 đợt đánh giá người học bởi tổ chức bên ngoài có uy tín để
hình thành cơ sở dữ liệu so sánh gửi ACBSP.
Đối với Tiêu chuẩn 6, yêu cầu:
-
Có ít nhất 25% chương trình giảng dạy kinh doanh phải có
liên quan đến tính chuyên môn.
- Chuyên ngành kinh doanh chuyên sâu phải
cung cấp các nội dung sau:
+ Các
lĩnh vực chuyên môn xây dựng và / hoặc tổ chức kiến thức liên quan đến các khía
cạnh cụ thể của kinh doanh và môi trường của nó với sự tương tác giữa các yếu tố
này
+ Khả
năng nâng cao kiến thức, hiểu biết và kỹ năng trong các khóa học tiên quyết và
đồng thời và để tích hợp và áp dụng những đạt được các khóa học kinh doanh tiếp
theo trong chuyên ngành
+ Độ
sâu và bề rộng của kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng trong lĩnh vực nội dung của
chuyên môn ngoài lĩnh vực chuyên môn thành phần
+ Ứng
dụng kiến thức được sử dụng trong các kỳ thực tập, trải nghiệm thực địa và giáo
dục hợp tác, mô phỏng và / hoặc các hoạt động tương tự nhằm nâng cao kinh nghiệm
giáo dục chuyên nghiệp
2. Kế
hoạch và mục tiêu
Trên cơ sở Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Khóa VI, nhiệm
kỳ 2020-2025, Trường ĐHKT hướng đến đổi mới công tác đào tạo theo hướng hội nhập
chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao để từng bước quốc tế hóa các chương
trình đào tạo. Bám sát chiến lược cuốc tế hóa giáo dục tại Trường ĐHKT và đẩy
nhanh hơn nữa các hoạt động đạt chuẩn tiệm cận quốc tế, trong đó đổi mới toàn
diện hoạt động giảng dạy được coi là mũi nhọn quan trọng. Nhà trường đã khẳng định
việc KĐCL theo chuẩn ACBSP là một nhu cầu tất yếu phù hợp với chủ trương của Ban
giám hiệu và phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện hội nhập quốc
tế hóa và phát triển giáo dục đào tạo.
Trường ĐHKT đã có Công văn số 518/ĐHKT-ĐBCLGD ngày
18/3/2020 gửi ĐHQGHN xin ý kiến triển khai thực hiện KĐCL các CTĐT theo chuẩn
ACBSP trong giai đoạn 2020 - 2025.
Nhà trường tiến hành thực hiện đề án “Đổi mới hoạt
động giảng dạy tại Trường ĐHKT”. Tổ thực hiện đề án đề xuất nhiệm vụ thực
hiện tự đánh giá các CTĐT cử nhân các ngành học theo chuẩn ACBSP nhằm nhận diện
các hoạt động đào tạo và để xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiến
tới đăng ký thực hiện KĐCL các CTĐT theo chuẩn quốc tế.
Trường ĐHKT đã ban hành Kế hoạch số 849/KH-ĐHKT ngày
08/4/2020 triển khai công tác tự đánh giá CTĐT cử nhân các ngành học chuẩn bị
thực hiện KĐCL theo chuẩn ACBSP làm căn cứ cho các đơn vị thực hiện.
Để thực hiện Kế hoạch, Nhà trường đã thành lập Tổ
triển khai gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm trong giảng dạy và xây dựng
khung CTĐT, có sự hiểu biết về ACBSP và tâm huyết với sự phát triển chung của Nhà
trường. Để tiến tới kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP, Trường ĐHKT cần phải
thực hiện thành công các mục tiêu sau:
-
Xác định triết lý đào tạo của từng ngành và của trường để có định hướng phát
triển phù hợp cho việc điều chỉnh khung CTĐT;
-
Xây dựng trục logic của các chương trình đào tạo
-
Thực hiện rà soát chuẩn đầu ra của các CTĐT, phân tích xu hướng chuẩn đầu ra
theo thực tế và có đề xuất phù hợp.
-
Điều chỉnh tuyên bố chuẩn đầu ra cùa từng học phần, từng ngành cho phù hợp với
bối cảnh hiện tại sao cho có thể tiệm cận hoặc giao thoa với khu vực và quốc tế.
-
Đề xuất với Hội đồng Khoa học Đào tạo của Trường rà soát các môn học trùng nhau
và đưa ra định hướng điều chỉnh.
Cùng với sự nỗ lực của các Thầy Cô trong toàn trường
cũng như sự quyết tâm của Đảng ủy và BGH, KĐCL theo chuẩn ACBSP sẽ là một bước
đột phá mới trong chiến lược quốc tế hóa của Nhà trường và tiên phong trong hội
nhập và tiệm cận với các CTĐT của thế giới.