Ngày 26/11/2020, Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng đại học, cao đẳng sư phạm tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội nghị có sự tham dự của Thứ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, PGS.TS. Mai Văn Trinh
– Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng – Bộ Giáo dục & Đào tạo, Lãnh đạo các
trường đại học thuộc hệ thống các trường trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước
(các cơ sở giáo dục).
Đại diện Trường Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân – Phó Hiệu
trưởng Nhà trường và ThS. Nguyễn Văn Lâm – Chuyên viên Trung tâm Đảm bảo chất
lượng giáo dục.
Tại Hội nghị, đại điện Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo và kiểm định chất
lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2011 – 2020, Báo cáo cũng
chỉ ra các kết quả đạt được, các khó khăn bất cập và đưa ra phương hướng, nhiệm
vụ trong giai đoạn 2021 – 2030.
1.
Các kết quả đạt được
- Hệ thống các văn bản về cơ bản đã
có đủ để triển khai hoạt động;
- Hệ thống bảo đảm và kiểm định chất
lượng được hình thành và phát triển;
- Kết quả tự đánh giá, đánh giá
ngoài, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục và các
chương trình đào tạo tăng dần trong những năm gần đây;
- Kết quả xếp hạng của các cơ sở
giáo dục đại học Việt Nam ngày càng được cải thiện;
- Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ
thực hiện công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng được trú trọng;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm
bảo và kiểm định chất lượng giáo dục được tăng cường;
- Việc kiểm tra, giám sát công tác
đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả hơn;
2.
Một số khó khăn, bất cập
- Luật Giáo dục đại học (2018) có quy định: “Tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục
có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở
giáo dục đại học ...”. Quy định này sẽ là tiền đề cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoạt
động được tự chủ hơn, độc lập hơn. Hiện nay, tại Việt Nam có đến 04/05 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
là tổ chức kiểm định
chất lượng giáo dục công lập đang đặt tại các cơ sở giáo dục
đại học, việc thực hiện chuyển đổi để thực hiện “độc lập về tổ chức với cơ quan
quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học” cần có lộ trình, thời gian để thực
hiện; Bộ GD&ĐT đang phối hợp với bên liên quan thực hiện việc tổ chức, sắp
xếp lại 04 tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục công lập để bảo đảm theo quy định của pháp
luật.
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.
Hệ thống phần mềm quản lý về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục chưa được thiết lập
để đưa vào vận hành. Hoạt động đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục của các tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục dần đi vào nền nếp và đang từng bước được
hoàn thiện, nhưng vẫn còn bộc lộ những vướng mắc nhất định, chưa thật đồng đều
giữa các tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục. Đội ngũ đánh giá viên và KĐV còn thiếu
và sử dụng chưa hiệu quả cao; trong khi có một số người tham gia rất nhiều đoàn
đánh giá thì nhiều người khác từ khi có thẻ KĐV đến nay chưa từng được mời tham
gia.
- Việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào
tạo của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm chưa được đầu tư thích đáng,
tiến độ thực hiện còn chậm. Bên cạnh một số cơ sở giáo dục tích cực thực hiện
đánh giá và công nhận chương trình đào tạo thì còn khá nhiều cơ sở giáo dục
chưa triển khai việc này. Vì vậy, cho tới nay mới có khoảng 6% tổng số chương
trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định chất lượng giáo dục.
-
Mặc dù có 09 tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục nước ngoài đã từng thực hiện đánh giá cho
các cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo ở Việt Nam, nhưng vì nhiều
lý do chủ quan và khách quan dẫn đến tới thời điểm này, vẫn chưa có tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của
nước ngoài nào chính thức được Bộ GD&ĐT công nhận hoạt động theo quy định.
3. Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn
2021 – 2030
- Tiếp tục hoàn thiện
hệ thống văn bản về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục;
-
Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng
giáo dục;
-
Tiếp tục triển khai các quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác đảm bảo và
kiểm định chất lượng giáo dục đặc biệt là Quyết định sô 69/QĐ-TTg ngày
15/01/2019 của Thủ tường Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục
đại học giai đoạn 2019 – 2025;
-
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo
dục;
-
Trú trọng công tác giám sát, đánh giá các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
và thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục;
4. Các nội dung trao đổi tại Hội nghị
Hội
nghị cũng dành một khoảng thời gian đáng kể để các cơ sở giáo dục trao đổi, thảo
luận các vấn đề quan tâm, chủ yếu tậm trung vào các vấn đề chính như:
-
Việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, xây dựng và phát triển văn
hóa chất lượng của cơ sở giáo dục;
-
Công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo;
-
Việc công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục;
-
Công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo;
-
Việc thẩm định, công nhận cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo;
-
Công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sau đánh giá;
-
Việc nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo
đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;
-
Các kiến nghị, đề xuất về cơ chế chính sách;
-
Các vấn đề khác và các cơ sở giáo dục quan tâm và đề xuất (nếu có).
Đại
diện các cơ sở giáo dục đã có nhiều ý kiến đóng góp cho công tác đảm bảo và kiểm
định chất lượng giáo dục đặc biệt trú trọng đến việc áp dụng công nghệ thông
tin, giảm bớt các thủ tục hành chính và có các cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ
sở giáo dục xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong hình
thành văn hóa đảm bảo và kiểm định chất lượng đến từng cán bộ và giáo viên trong
cơ sở giáo dục.
Hội nghị cũng vinh
danh các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp vào thành công trong
công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.