Trang Đảm bảo chất lượng
 
ACBSP VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC KĐCL THEO CHUẨN ACBSP

ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs) là tên gọi của Hội đồng Kiểm định các trường học và chương trình đào tạo về kinh doanh tại Mỹ; được thành lập vào tháng 8/1988, với đại diện của 150 trường đại học thuộc lĩnh vực kinh doanh tại Mỹ


Hiện nay, ACBSP được chia thành 11 khu vực địa lý khác nhau, các thành viên trải dài trên 60 quốc gia, 1.200 chi nhánh với hơn 13.000 giảng viên đang hoạt động.
ACBSP là tổ chức kiểm định chất lượng đầu tiên được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ và Tổ chức CHEA (Council for Higher Education Accreditation) cộng nhận.
Để được chứng nhận chất lượng theo chuẩn ACBSP các trường đại học phải vượt qua các thủ tục và quy trình kiểm định chặt chẽ, trong đó những nội dung kiểm định chủ yếu: chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất, quy trình quản lý, chất lượng đầu ra, các dịch vụ hỗ trợ … Lợi ích khi tham gia kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP:
1. Đối với cơ sở giáo dục:     
- Giúp đơn vị đào tạo củng cố, cam kết liên tục cải tiến đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học;
- Giúp đơn vị đào tạo tăng cường sự tập trung vào chất lượng đào tạo và duy trì cam kết sứ mệnh đào tạo trước người học và xã hội;
- Tạo uy tín và độ tin cậy cho Nhà trường khi tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các cá nhân, các tổ chức và các chính phủ;
- Kiểm định theo ACBSP giúp sự công nhận tín chỉ dễ dàng giữa các chương trình đào tạo của các trường khác nhau trong khu vực và trên thế giới;
- Giúp Nhà trường tuyển dụng được những cán bộ và giảng viên có chất lượng tốt;
- Giúp Nhà trường tăng tính quốc tế hóa trong đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Thông qua kiểm định theo chuẩn ACBSP, các chương trình đào tạo được công nhận toàn cầu;
-  Mang lại cảm giác tự hào trong nội bộ các trường đại học.
2. Đối với cán bộ, giảng viên và đội ngũ nhân viên:
- Giảng viên có nhiều cơ hội hơn khi chia sẻ các kiến thức kinh nghiệm thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm và giao lưu;
- Kiểm định theo ACBSP tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và cơ hội lãnh đạo cho giảng viên và cán bộ quản lý khi triển khai đánh giá theo chuẩn đầu ra và khi tham gia đội ngũ đánh giá chất lượng cho các trường đại học;
- Tăng cường khả năng phục vụ cho sinh viên nhờ sự tập trung vào hiệu suất chất lượng;
- Tình trạng được kiểm định đòi hỏi sự nỗ lực trong việc cung cấp thiết bị, phần mềm và các tài nguyên học tập tốt cho sinh viên.
3. Đối với sinh viên:
- Mang lại lợi thế cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng;
- Sẵn sàng vươn ra thế giới;
- Cơ hội việc làm toàn cầu với năng lực vững vàng;
- Thích nghi nhanh với những biến đổi của xã hội.
4. Đối với cộng đồng:
- Tình trạng được kiểm định theo chuẩn ACBSP thể hiện năng lực của Nhà trường trong việc phục vụ xã hội và trách nhiệm với cộng đồng;
- Kiểm định tạo ra động lực nâng cao mức độ phù hợp với tính chất của giảng viên với chương trình đào tạo và các môn học để phục vụ Nhà sử dụng lao động một cách tốt nhất.

TT ĐBCLGD


Các tin khác

<123>