Trang tin tức sự kiện

Nợ xấu phát sinh, Ngân hàng Nhà nước có soi?

Các cam kết ngoại bảng, rủi ro tiềm tàng.


Đồng nhịp với kết quả này là báo cáo của NH Nhà nước (NHNN) trước kỳ họp của Quốc hội thứ 8 khóa XIV về tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm mạnh còn 1,98%, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chỉ 4,84%, thấp hơn mức 7,36% (2017), 5,85% (2018). Liệu đây là con số có phản ánh thực chất của nợ xấu, khi thị trường có phát sinh mới?
Hoạt động tín dụng của NH không chỉ phản ánh dựa trên tín dụng khách hàng hay đầu tư nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn, mà là những nội dung liên quan đến khoản mục ngoại bảng. Những cam kết này bao gồm bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C, bảo lãnh khác, cam kết khác… Đáng nói là giá trị của những cam kết, bảo lãnh ngoại bảng này của nhiều NH còn cao hơn cả khoản tín dụng NH cho khách hàng vay. Đây chính là những khoản nợ tiềm tàng có rủi ro còn cao hơn cả những khoản tín dụng được quy định khắt khe từ NHNN. Thế nhưng, nó lại ít được đề cập đến trong các báo cáo nợ xấu của hệ thống NH. Thực hư cho chất lượng nợ phát sinh từ những hoạt động cam kết, bảo lãnh này hiện không được diễn giải trong các thuyết minh báo cáo tài chính, cũng như không được thống kê phân tích từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Vậy liệu NHNN có nên theo dõi và báo cáo thông tin này đến các cơ quan giám sát để đánh giá thực chất bức tranh nợ xấu của hệ thống NH?

TS. LÊ ĐẠT CHÍ Khoa Tài chính, UEH http://cafef.vn/no-xau-phat-sinh-ngan-hang-nha-nuoc-co-soi-20191028140047171.chn

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành