Trang tin tức sự kiện

Đề tài NCKH sinh viên cấp trường 2010: Có khả năng mở rộng và có giá trị tham khảo

Ngày 28/5/2010, “Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường 2010” đã diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN do PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn chủ trì.


Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên các khóa. Về phía Tập đoàn Gami, nhà tài trợ học bổng cho sinh viên có sự có mặt của ông Vũ Hồng Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Gami.
Có 9 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được lựa chọn từ cấp khoa đã được trình bày tại hội nghị này.
Với sự hướng dẫn của các PGS, TS, những nhóm tác giả của các đề tài NCKH lần này khá mạnh dạn khi tập trung vào các vấn đề vĩ mô như: Ước lượng chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam; Di dân vào Hà Nội - Thực trạng và giải pháp; Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam; Mức độ ảnh hưởng của đồng USD và giá dầu đến giá vàng...
Việc các nhóm sinh viên lựa chọn các đề tài này đã được hội đồng đánh giá cao. Tuy nhiên, từ giáo viên hướng dẫn cho đến các thành viên hội đồng đều đã có những “cảnh báo” trước về khả năng đề tài có thể vượt qua tầm của người thực hiện.; và với sự chuẩn bị khá tốt về tư liệu, sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn, các nhóm sinh viên đã thể hiện khá rành mạch nghiên cứu của mình đồng thời bảo vệ được các luận cứ đưa ra.


Đề tài "Mức độ ảnh hưởng của đồng USD và giá dầu thô đến giá vàng" được sinh viên trình bày trước hội đồng

Sôi nổi và được bàn luận nhiều nhất là đề tài “Hành vi tiêu dùng của các tầng lớp trung lưu ở Việt Nam”. Sở dĩ NCKH này được quan tâm là bởi đây là vấn đề chưa được nghiên cứu sâu, ít được nhắc đến. Hơn nữa, khái niệm trung lưu ở Việt Nam cũng chưa rõ ràng khi mà hành vi tiêu dùng giữa các vùng miền có sự khác biệt rất lớn. Ông Vũ Hồng Nam với tư cách là phản biện  cho rằng, đây sẽ là đề tài gây tranh cãi bởi có nhiều yếu tố tác động. Góp ý với đề tài này, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, hai sinh viên Lý Đại Hùng và Nguyễn Văn Thịnh đã tiếp cận và có hướng đi đúng, đề tài thú vị, mới và đáng tham khảo.  Tuy nhiên, cần phải xem xét thêm các yếu tố vùng miền, các tác động bên ngoài và quan trọng nhất là khi nghiên cứu, cần phải có thêm những phải biện để từ đó có những phân tích rõ ràng hơn.
Không đi vào các đề tài ở tầm vĩ mô, sinh viên Bảo Ngọc lại hướng đến vấn đề khá gần gũi với cuộc sống của bản thân và gia đình. Đó là “Xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm gốm sứ làng nghề truyền thống Bát Tràng - Mô hình tham khảo cho các làng nghề truyền thống Việt Nam”. Sống và lớn lên với làng Gốm Bát Tràng, ngoài sự hiểu biết sâu sắc về làng nghề, Bảo Ngọc cũng đã có những chia sẻ, trăn trở với sự phát triển của làng nghề truyền thống này. Việc đưa ra những nghiên cứu thực tế về làng nghề cho thấy, sinh viên này đã có những nghiên cứu sát thực tế, cụ thể. Tuy nhiên, đề tài NCKH này vẫn còn thiếu những ý kiến rõ ràng, thuyết phục hơn. Hội đồng cho rằng, nếu sinh viên có sự so sánh đầy đủ giữa những doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ thì sẽ có những kết luận rõ ràng hơn.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cho rằng: “Các đề tài NCKH của sinh viên năm nay đều rất tốt, sinh viên rất tự tin khi thuyết trình và bảo vệ các luận điểm của mình. Điều đáng nói nhất là các đề tài đều có thể triển khai, mở rộng thêm, nhiều tư liệu có giá trị tham khảo”. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cũng lưu ý thêm về những lỗi khi sinh viên làm NCKH thường mắc phải. Đó là phạm vi nghiên cứu phải rõ, cần chú ý các vấn đề về khái niệm, phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là phải có phụ lục, trích dẫn rõ ràng…
Nhận xét chung của Hội đồng, các đề tài NCKH năm 2010 của sinh viên Trường ĐHKT đều có vẻ quá tầm, cần rút kinh nghiệm để lần sau tìm những đề tài phù hợp hơn với khả năng. Việc lựa chọn đề tài đã khiến sinh viên tìm tư liệu khó hơn chính bởi sự quá tầm này. Phương pháp nghiên cứu còn chưa ổn, xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm thực tế và tư liệu. Khi đặt ra vấn đề, đề tài thì sau đó phải đặt ra các câu hỏi để trả lời và giải quyết vấn đề, đề tài đó.
Nhận xét về các đề tài NCKH của sinh viên lần này, ông Vũ Hồng Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Gami cho rằng: “Các em có vẻ hơi ham các đề tài vĩ mô. Điều đó là tốt nhưng thường sẽ quá sức vì điều kiện và giới hạn của NCKH sinh viên chưa cho phép”. Ông cũng chia sẻ thêm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông thường chọn những đề tài mang tính vi mô, phù hợp với khả năng nghiên cứu. Nhưng điều quan trọng là đề tài đó sẽ được phân tích, làm rõ và thực hiện đầy đủ trong NCKH.

Kết thúc hội nghị, Hội đồng chấm đề tài NCKH Trường ĐHKT đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 3 gaỉi ba và 4 giải khuyến khích cho các công trình nghiên cứu. Cụ thể như sau:

TT Họ và tên Tên đề tài Lớp Giáo viên hướng dẫn
Giải
1 - Lý Đại Hùng
- Nguyễn Văn Thịnh
Hành vi tiêu dùng của các tầng lớp trung lưu Việt Nam QH-2007-E CLC TS. Vũ Phạm Hải Đăng Nhất
2 - Trần Mai Anh
- Nguyễn Đình Minh Anh
Ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam QH-2006-E CLC TS. Võ Trí Thành Nhì
3 - Nguyễn Minh Cường Di dân vào Hà Nội: Thực trạng và giải pháp QH-2007-E KTCT PGS.TS. Phạm văn Dũng Ba
4 Nguyễn Bảo Ngọc   Xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm gốm sứ làng nghề truyền thống Bát Tràng - Mô hình tham khảo cho các làng nghề truyền thống Việt Nam QH-2006 -E KTĐN TS. Vũ Anh Dũng Ba
5 Đặng Trần Phục Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán ở VN QH-2007-E QTKD TS. Tôn Tích Quý Ba
6 - Phạm Thị Lan Anh
- Phạm Thu Hằng
- Nguyễn Thùy Linh
Mức độ ảnh hưởng của đồng USD và giá dầu thô đến giá vàng QH-2007-E CLC TS. Phạm Xuân Hoan Khuyến khích
7 Đỗ Thị Thảo Cung tiền nội địa và áp lực lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 QH-2007-ETCNH TS. Võ Trí Thành Khuyến khích
8 Chu Thị An Thực trạng nhượng quyền thương mại thời khủng hoảng ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả của nhượng quyền thương mại giai đoạn hậu khủng hoảng. QH-2006-E QTKD TS. Phạm Thị Liên Khuyến khích
9 Bùi Thị Thanh Huyền Tái định vị ngành gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam trên thị trường thế giới QH-2006-E QTKD Th.S Nguyễn Anh Tuấn Khuyến khích

Tại hội nghị, ông Vũ Hồng Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Gami đã trao các suất học bổng cho 3 sinh viên Nguyễn Bảo Ngọc - Bùi Thị Thanh Huyền và Chu Thị An. Đây là số tiền học bổng còn lại được trao sau khi các sinh viên hoàn thành xuất sắc NCKH của mình. Sau khi gửi tới các sinh viên lời chúc mừng bởi thành tích học tập và nghiên cứu, ông Nam khẳng định sẽ tiếp tục tài trợ học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, thậm chí tiếp tục nâng mức tài trợ học bổng nếu nhu cầu này ngày một lớn hơn. Không chỉ vậy, Tập đoàn Gami cũng sẵn sàng hỗ trợ sinh viên không chỉ về tài chính mà cả về công việc nếu sau khi ra trường, các đề tài của sinh viên có tính ứng dụng thực tế và sinh viên có nhu cầu về tập đoàn làm việc.
Thay mặt nhà trường, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đã chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của ông Nam nói riêng và tập đoàn Gami nói chung. Đặc biệt, sự quan tâm, đóng góp sâu của ông Nam và các đề tài NCKH của sinh viên đã đem lại nhiều ý kiến thực tế bổ ích, giúp sinh viên có được những suy nghĩ, hướng tiếp cận đúng đắn và thực tiễn hơn. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cũng hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của ông Nam nói riêng và Tập đoàn Gami nói chung trong việc hỗ trợ học bổng và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên trường ĐHKT khi ra trường.


Ông Vũ Hồng Nam trao cho Trường ĐHKT gói học bổng trị giá 20 triệu đồng.


Các nhóm sinh viên tham gia NCKH.


Giải nhất sinh viên NCKH thuộc về Lý Đại Hùng và Nguyễn Văn Thịnh với đề tài "Hành vi tiêu dùng của các tầng lớp trung lưu Việt Nam"


Nhóm sinh viên Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Đình Minh Anh với đề tài "Ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam" đạt giải nhì

Những sinh viên đoạt giải ba NCKH cấp trường ĐHKT năm 2010


PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn và các sinh viên đoạt giải khuyến khích.


Ba sinh viên xuất sắc của Trường ĐHKT nhận học bổng từ Tập đoàn Gami.

Mạnh Tuấn

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành