Tham dự Diễn đàn có ông Tô Anh Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Guido Hildner - Đại sứ Đức tại Việt Nam; ông Andreas Stoffers - Giám đốc Viện Friedrich Naumann (FNF); về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc; PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng. Gần 300 nhà khoa học, giảng viên, các lãnh đạo cơ quan bộ, ban, ngành, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các hãng thông tấn báo chí đã tham dự diễn đàn.
Diễn đàn diễn ra tại khách sạn Sheraton 11 Xuân Diệu, Hà Nội
Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho biết trên cơ sở chiến lược quốc tế
hóa giáo dục, Trường ĐHKT hiện đang đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu nhằm đưa Trường trở
thành trung tâm tri thức của khu vực và toàn cầu. Cùng với việc tổ chức
diễn đàn nhằm đưa ra những góc nhìn mới, những giá trị mới cho sự phát
triển quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong bối cảnh hội nhập toàn
cầu, Hiệu trưởng trường ĐHKT cũng kỳ vọng Nhà trường sẽ trở thành cầu
nối kết nối mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam trong thời gian sắp tới
thông qua sự hỗ trợ/giúp đỡ từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Chính phủ, các
bộ/ ngành, các cơ quan/tổ chức liên quan.
Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN - PSG.TS Nguyễn Trúc Lê phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải cho biết đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai quốc gia Việt Nam và Đức. Ông đánh giá cao vai trò chủ đạo của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cùng với hai đơn vị phối hợp, đã mời các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia hàng đầu về kinh tế, thương mại và môi trường của Việt Nam và Đức báo cáo tham luận và chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh doanh tại diễn đàn. Kết quả từ diễn đàn sẽ truyền gửi một thông điệp hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay cho giới trẻ và nhân dân hai nước. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Đức.
Phó giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải phát biểu tại diễn đàn
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá cao và trân trọng những nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan liên quan của Cộng hòa Liên bang Đức trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước nói chung, và Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng. Ông mong rằng các cơ quan, doanh nghiệp liên quan của hai quốc gia sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ông Võ Tuấn Nhân phát biểu tại diễn đàn
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết thêm: hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Đức đã phát triển nhanh trong thời gian qua, tuy nhiên, sự phát triển này nhìn chung còn khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa hai bên. Trong bối cảnh các nền kinh tế đang đứng trước nhu cầu phục hồi tăng trưởng bền vững trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, các khuôn khổ hợp tác “chất lượng cao” như EVFTA chính là cơ hội để Việt Nam cùng với Đức và các đối tác EU thúc đẩy, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại, góp phần tạo việc làm và khôi phục tăng trưởng trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng phát biểu tại diễn đàn
Cùng với thứ trưởng Tô Anh Dũng, ông Guido Hildner - Đại sứ Đức tại Việt Nam và ông Andreas Stoffers - Giám đốc Viện Friedrich Naumann cũng đã khẳng định tin tưởng các doanh nghiệp EU và Đức sẽ tận dụng Hiệp định EVFTA để tăng cường hiện diện tại thị trường Việt Nam, một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao và hội nhập, liên kết quốc tế mạnh mẽ. Qua đó góp phần hơn nữa vào hợp tác kinh tế song phương Việt Nam - Đức, cũng như sự phục hồi tăng trưởng của khu vực ASEAN và EU. Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt - Đức lần này là nơi để thảo luận và góp phần mở ra những cơ hội hợp tác tiềm năng sắp tới.
Đại sứ Đức tại Việt Nam - Ông Guido Hilder phát biểu tại diễn đàn
Diễn đàn 2020 tập trung vào 2 nội dung chính: Triển vọng quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Đức trong bối cảnh thay đổi toàn cầu; Cơ hội từ EVFTA và EVIPA cho các doanh nghiệp Việt Nam và Đức. Những vấn đề mới đặt ra cho phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn.
Tác giả tặng sách các đại biểu tham dự diễn đàn
Các giảng viên, nhà nghiên cứu đóng góp vào sự ra đời của cuốn sách
Các đại biểu tham dự diễn đàn chụp bức hình lưu niệm Các đại biểu tham dự diễn đàn chụp ảnh lưu niệm tại press wall Các đại biểu tham dự diễn đàn trò chuyện trước giờ bắt đầu khai mạc diễn đàn Diễn đàn bao gồm phiên tổng thể và 02 phiên chuyên đề.
Trong phiên toàn thể, Viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF) và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu Ấn phẩm “Việt Nam và Đức: Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” (Vietnam und Deutschland: nachhaltige Entwicklung im Kontext des globalen Wandels) do PGS.TS. Nguyễn Anh Thu và GS.TS. Andreas Stoffers đồng chủ biên, Nhà xuất bản ĐHQGHN phát hành. Cuốn sách dày 582 trang (song ngữ tiếng Việt và tiếng Đức) tổng kết nhiều khía cạnh khác nhau trong quan hệ giữa Đức và Việt Nam kể từ năm 1975 với nhiều sự kiện và hoạt động tích cực trên nhiều phương diện như kinh tế, nghệ thuật, văn hoá… Ấn phẩm cũng phân tích quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động chẳng hạn như quá trình chuyển đối số trên phạm vi toàn cầu, yêu cầu về phát triển bền vững.
Phiên chuyên đề 1 buổi sáng “Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt - Đức” do PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và GS.TS GS.TS. Andreas Stoffers - Giám đốc Viện FNF Việt Nam chủ trì. Tại đây, các diễn giả thảo luận về những nội dung chính như thương mại bền vững giữa Việt Nam và Đức, triển vọng EVFTA và EVIPA cho Việt Nam nói chung và quan hệ thương mại - đầu tư với Đức nói riêng, cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam. Có 5 tham luận đã được trình bày: “Quan hệ kinh tế, thương mại Việt - Đức” (Bộ Ngoại giao); “Thương mại bền vững giữa Việt Nam - Đức và triển vọng từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU” (TS. Vũ Thanh Hương, Trường Đại học Kinh tế); “EVIPA - Cơ hội cải thiện chất lượng đầu tư và tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn mới” (Ông Lê Viết Thái, PCT Hội hữu nghị Việt Nam - Đức); “Cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam” (TS. Oliver Massman - Tổng Giám đốc Công ty Luật Duane Morris Việt Nam); “EVFTA - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh với Đức” (TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).
Phiên chuyên đề 2 - buổi chiều mang chủ đề: “Kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường” do PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và PGS. TS Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường đồng chủ trì.
Tại phiên làm việc buổi chiều Ở phiên làm việc này, có 5 tham luận của các chuyên gia, các nhà quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường được trình bày, gồm: “Kinh tế tuần hoàn ở châu Âu và bài học áp dụng cho Việt Nam” (PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, ĐHQG-HCM); “Giới thiệu các quy định mới trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2020) của Việt Nam” (Ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường); “Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp” (Đại diện doanh nghiệp Việt Nam); “Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” (TS. Nguyễn Thị Vĩnh Hà - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN); “Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam trong thời gian tới” (TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường).
Phiên buổi chiều tập trung thảo luận ba vấn đề:
(1) Kinh tế tuần hoàn: chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Đức; điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; hợp tác giữa các doanh nghiệp trong thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
(2) Năng lượng tái tạo: tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam; chính sách, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo bền vững tại Đức và Việt Nam; cơ hội đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
(3) Bảo vệ môi trường: thực thi các cam kết về bảo vệ môi trường trong hội nhập quốc tế, tranh chấp thương mại liên quan tới môi trường, tuân thủ quy định mới về bảo vệ môi trường trong luật bảo vệ môi trường sửa đổi (2020) của Việt Nam...
TS. Nguyễn Thị Vĩnh Hà - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN trình bày tham luận tại diễn đàn
Các chuyên gia đã chỉ ra 4 cơ hội cho Việt Nam phát triển nền kinh tế tuần hoàn: (i) Kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung của toàn cầu và được chứng minh thành công ở nhiều nơi, do đó Việt Nam có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm quốc tế; (ii) Phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội, vì kinh tế tuần hoàn giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững, phát triển kinh tế bền vững; (iii) Việc khuyến khích và tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển trong bối cảnh thị trường cạnh tranh sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư của khu vực tư nhân vào thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn; (iv) Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với công nghệ cao, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng so với cách thức tăng trưởng trước đây. Những yếu tố trên tạo động lực thúc đẩy cơ hội hợp tác phát triển kinh tế tuần hoàn giữa Việt Nam và Đức trong các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sạch, tái chế; xây dựng hệ thống luật và chính sách kinh tế tuần hoàn; kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bao bì, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Đây là một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam và Đức trình bày và thảo luận những vấn đề về hợp tác phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và Đức trong bối cảnh hiện nay. Diễn đàn sẽ mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu giữa các trường đại học thuộc ĐHQGHN với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Đức, hướng tới giải quyết các vấn đề lớn về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của Việt Nam, Đức và các quốc gia EU.
Gần 300 nhà khoa học, giảng viên, các lãnh đạo cơ quan bộ, ban, ngành,
tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đã tham dự
diễn đàn Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo báo chí, truyền hình trung ương và Hà Nội
Một số hình ảnh của phiên 2:
Các đại biểu tham dự phiên 2 chụp bức hình lưu niệm Các diễn ra thảo luận và trả lời các câu hỏi từ khách mời
Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn An Thịnh là điều hành phiên thảo luận PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, ĐHQG TP.HCM trả lời câu hỏi từ khách mời Chủ nhiệm Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy đặt câu hỏi tới các diễn giả _______________
TIN LIÊN QUAN: