Trang tin tức sự kiện

Thư mời tham dự Hội thảo “Các vấn đề kinh tế đương đại tại các quốc gia Châu Á” (CEIAC 2022)

Hội thảo nhằm xây dựng diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các nghiên cứu liên quan tới mọi mặt các vấn đề kinh tế Châu Á hiện nay cũng như các cơ hội và thách thức trong tương lai. 



I. Lý do, mục đích của hội thảo

1.1. Bối cảnh, lý do tổ chức

Trong gia đoạn vừa qua, châu Á là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh và đang dần trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây, kinh tế thế giới và kinh tế châu Á nói riêng đã trải qua nhiều biến động do đại dịch Covid-19, xung đột quân sự, chiến tranh thương mại và sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, những khía cạnh quan trọng của kinh tế và sự phát triển trong bối cảnh những thay đổi toàn cầu ở châu Á là rất đáng chú ý. Hơn nữa, trong tương lai, châu Á sẽ đối mặt với 2 thách thức: Sự già hóa dân số và tốc độ tăng năng suất lao động giảm. Với việc tốc độ già hóa đang tăng nhanh so với châu Âu và Hoa Kỳ, bên cạnh việc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, các nước châu Á sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ y tế và an sinh xã hội. Đây là những yếu tố sẽ tạo áp lực lớn tới ngân sách và giảm tốc độ tăng trưởng. Dự báo trong vòng 3 thập kỷ tới, xu hướng này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như tại Châu Á giảm từ 0,5 - 1%. Một mối lo khác là tình trạng giảm tốc độ tăng năng suất lao động, khi IMF nhận định khu vực châu Á đang dần không bắt kịp với năng suất lao động cao của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, dẫn tới nguy cơ thụt lùi về tăng trưởng kinh tế. Để xây dựng diễn đàn giúp các nhà khoa học trong và ngoài nước có thể chia sẻ các bài nghiên cứu về các vấn đề kinh tế đương đại ở các nước Châu Á, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (ĐHQGHN), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế” (Các vấn đề kinh tế đương đại tại các quốc gia châu Á) (CEIAC) vào năm 2022. Chủ đề của Hội thảo CEIAC 2022 đề cập đến các khía cạnh rộng lớn của các vấn đề kinh tế đương đại ở các nước Châu Á nhằm có cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và cũng như đưa ra các giải pháp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế châu Á.

1.2. Mục đích, dự kiến kết quả

Hội thảo CEIAC 2022 do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức hướng tới các mục tiêu:

1) Xây dựng diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các nghiên cứu liên quan tới mọi mặt các vấn đề kinh tế Châu Á hiện nay cũng như các cơ hội và thách thức trong tương lai.

2) Đánh giá thực trạng và tìm kiếm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; cung cấp những luận cứ khoa học, các giải pháp chính sách, tài chính, kĩ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

3) Từ các vấn đề được nêu ra trong hội thảo, có thể đúc rút các bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh tế tại Việt Nam.

4) Kết nối hợp tác nghiên cứu giữa giảng viên VNU-UEB với các giáo sư, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.3. Danh nghĩa tổ chức: Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN       

II. Thông tin cụ thể về hội nghị

2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị

Thời gian: 16/12/2022

Địa điểm: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội                                         

2.2. Hình thức và công nghệ tổ chức

- Hình thức tổ chức: Trực tiếp và trực tuyến

- Hội thảo được kết hợp giữa hình thức phát biểu của các diễn giả và trao đổi, thảo luận giữa các diễn giả và khách mời, đại biểu tham dự.

III. NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC

3.1. Nội dung Hội thảo

* Các nội dung thảo luận trong khuôn khổ hội thảo:

- Tổng quan, đánh giá thực trạng, các vấn đề, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Châu Á hiện nay và trong tương lai.

- Phát triển kinh tế và kinh doanh tại các quốc gia Châu Á.

- Các giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh và phát triển bền vững 

- Gỡ bỏ các hàng rào thương mại quốc tế, thúc đẩy kinh tế quốc tế.

* Nội dung các tiểu ban:

(-) Tiểu ban 1: Kinh tế và kinh doanh

(-) Tiểu ban 2: Kinh tế xanh và phát triển bền vững

(-) Tiểu ban 3: Thương mại và đầu tư quốc tế

3.2. Chương trình làm việc (dự kiến)

Ngày 1

Đón tiếp đại biểu

Ngày 2

Hội thảo

Thời gian

Nội dung

08:00 - 08:10

Đón tiếp khách mời

08:10 - 08:15

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

08:15 – 08:30

Phát biểu khai mạc: 

  • Đại diện BGH Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
  • Đại diện Lãnh đạo Khoa Kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

Phiên toàn thể (chủ tọa: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, TS. Nguyễn Hữu Nhuần)

08:30 – 09:30

Báo cáo 1: “Mở rộng giáo dục đại học và việc làm cho thanh niên” (GS. Yen-Ling Lin, Trường Đại học Tamkang)

09:30 – 10:30

Báo cáo 2: “Lắng nghe thị trường, nghe quyết định chính sách tốt nhất, nhưng không phải lúc nào cũng chọn nó” (GS. Joon Song, Trường Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc)

10:30 – 11:30

Báo cáo 3: “The development of carbon market in Vietnam” (TS. Phạm Thu Thủy, CIFOR, Việt Nam)

11:30 – 12:30

Báo cáo 4: “Tiến trình xây dựng và phát triển bộ chỉ số và quy trình điều tra, tính toán PAPI tại Việt Nam” (TS. Trần Công Chính, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN)

Nghỉ giải lao & ăn trưa

Phiên tiểu ban (3 tiểu ban)

13:30 – 16:30

Tiểu ban 1: “Kinh tế và kinh doanh” 

(chủ tọa: GS.TS. Yen-Ling Lin, PGS.TS. Lưu Quốc Đạt)

1. “Behavioral Intention and Behavior of Using E-Commerce Platforms for Online Purchases and Payments by Vietnamese Consumers” (Duong Van Ha, Saigon Institute of Economics and Technology, Vietnam)

2. “Potential Economic Gains for Major Powers Through Mega Trade Deals: Gains for China, India and Japan” (GS. Nawalage S. Cooray, International University of Japan, Japan)

3. “Copyright Protection And Enforcement Of Musical Works On Internet In Vietnam” (Quoc Nguyen Phan, University of Law, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam)

13:30 – 16:30

Tiểu ban 2: “Kinh tế xanh và phát triển bền vững” 

(chủ tọa: TS. Nguyễn Đình Tiến, TS. Phạm Thu Thủy)

1. “Coconut farming is a safe livelihood choice for peasants in Ben Tre province from the perspective of Alexandra Winkels's theory of "stretch livelihoods"” (Do Nguyen)

2. “Vietnam Policy and Regulation on Greenhouse Gas Emission Reduction towards Low Carbon Emissions Economy” (Huong Thi Thu Phung, VNU University of Economics and Business, Vietnam)

3. “Sustainable Development of Rural Tourism in Transitioning/Emerging Economies: Theoretical Considerations and Empirical Aspects from Vietnam” (Do Thi Diep)

13:30 – 16:30

Tiểu ban 3: “Thương mại và đầu tư quốc tế” 

(chủ tọa: GS. Joon Song, PGS.TS. Lê Đình Hải)

1. “The Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP): Free Trade and Investment in East Asia under a “Single Rulebook”.” (GS. Patrick Ziltener, University of Zurich, Switzerland)

2. “Determinants of the trade balance in an Asian emerging economy: An ARDL bounds testing approach” (Le Thanh Tung, Ho Chi Minh City Open University, Vietnam)

16:30 – 16:40

Bế mạc hội thảo (PGS.TS. Nguyễn An Thịnh)

Ngày 3

Thực địa (vịnh Hạ Long)



Tag:


Video
QC trái 1
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành