Trang tin tức sự kiện

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phan Thu

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phan Thu   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/11/1990                                                    

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1970/QĐ-ĐHKT của Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

Quyết định số 4267/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2020 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu thị trường lưỡng diện đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”

8. Chuyên ngành:   Tài chính ngân hàng                         

9. Mã số: 9340201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 

PGS.TS Nguyễn Văn Định

TS. Đinh Thị Thanh Vân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, thị trường lưỡng diện là nơi tồn tại các trung gian kết nối hai hay nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu giao dịch bằng cách cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ riêng biệt cho mỗi nhóm và có quyền quyết định giá trên cả hai mặt của thị trường từ đó thu lợi nhuận thông qua qua kết nối này.

Thứ hai, nội hàm trong khái niệm thị trường lưỡng diện ba gồm ba đặc điểm sau, là những điểm nổi bật dùng để phân biệt thị trường lưỡng diện với thị trường đơn diện:

- Phải có ít nhất hai nhóm khách hàng riêng biệt có nhu cầu giao dịch với nhau và dựa vào trung gian (doanh nghiệp lưỡng diện) để thực hiện các giao dịch

- Tồn tại yếu tố hiệu ứng mạng lưới giữa các nhóm khách hàng của doanh nghiệp lưỡng diện. Điều này có nghĩa là giá trị mà một nhóm khách hàng nhận được từ doanh nghiệp lưỡng diện tăng lên cùng với sự tăng lên của số lượng của nhóm khách hàng còn lại.

- Tồn tại cấu trúc giá chênh lệch (khác nhau) mà doanh nghiệp lưỡng diện thiết lập đối với các nhóm khách hàng.

Thứ ba, tại Việt Nam, hoạt động của các doanh nghiệp trong thị trường lưỡng diện khá sôi động, với sự xuất hiện của các trung gian lưỡng diện trong nhiều ngành nghề. Bên cạnh đó, cũng có sự xuất hiện của các trung gian lưỡng diện trong các lĩnh vực truyền thống. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các trung gian kết nối gia tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình và chủ yếu dựa trên nền tảng internet (internet-based platforms)

Thứ tư, dưới góc độ TTLD, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam có những đặc điểm: (1) tồn tại hai nhóm khách hàng riêng biệt có nhu cầu giao dịch với nhau và dựa vào trung gian để thực hiện các giao dịch thanh toán; (2) tồn tại yếu tố hiệu ứng mạng lưới giữa các nhóm khách hàng của trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; (3) tính không cân đối của cấu trúc giá.

Thứ năm, lý thuyết về hiệu ứng mạng lưới cho rằng: Sự chấp nhận của người tiêu dùng (người dùng ở một bên) đối với một phương thức Thanh toán không dùng tiền mặt phụ thuộc vào sự chấp nhận của các cơ sở bán hàng đối với phương thức đó. Nói một cách khác, loại thẻ/sản phẩm dùng cho thanh toán (không dùng tiền mặt) càng liên kết mạnh mẽ với những cơ sở chấp nhận hình thức đó càng có giá trị trong mắt người tiêu dùng

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

- Lý thuyết về thị trường lưỡng diện được xây dựng và phát triển góp phần thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu của các học giả khác nhiều hơn.

- Nghiên cứu của luận án có thể hỗ trợ hệ thống các ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Các ngân hàng sẽ xây dựng được các chính sách, cũng như phát triển các dịch vụ đính kèm để thu hút được khách hàng và gia tăng sức cạnh tranh dựa trên phân tích về “hiệu ứng mạng lưới” của thị trường lưỡng diện.

- Bên cạnh đó, luận án cũng giúp cho các doanh nghiệp lưỡng diện không những trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn các lĩnh vực khác như: sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưỡng diện…có bức tranh khái quát hơn về các yếu tố cấu thành nên thị trường lưỡng diện để từ đó đưa ra quyết định, chiến lược cụ thể dựa trên cấu thành của thị trường.

- Ngoài ra, các bộ ban ngành của chính phủ như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội thẻ, Bộ Thông tin- Truyền Thông, Cục Thương Mại Điện tử và Kinh tế số có thể đưa ra thêm các chính sách cụ thể, hiệu quả hơn trong việc gia tăng số lượng, sản phẩm hiệu quả từ các doanh nghiệp lưỡng diện. Cũng như các mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi người sử dụng, an ninh an toàn. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu kế tiếp sẽ cần có những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể hơn vào hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp lưỡng diện. Nghiên cứu về sự phát triển của Thị trường lưỡng diện ở các lĩnh vực kinh tế khác để có góc nhìn khái quát hơn.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

NguyễnThị Phan Thu (2017) “Các trung gian của thị trường hai mặt, từ lý thuyết đến thức tiễn của Việt Nam”, Tạp chí Công Thương. Số 02, trang 8 -14.

2

Nguyễn Thị Phan Thu (2018), “Thị trường lưỡng diện và một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến dịch vụ thẻ thanh toán” Tạp chí Công Thương. Số 07, trang 363-368

3

Nguyễn Thị Phan Thu (2019), “Mô hình kinh doanh lưỡng diện  và sự phát triển của thanh toán di động tại Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính. Số 01, trang 61-64.

4

Nguyen Thi Phan Thu (9/2022) “Viet Nam Situation and International experience in developing a two-sided market for non- cash payment service” Journal of Research in Business and Management, 10 (9) pp 70-78 

5

Nguyen Thi Phan Thu (9/2022),  “The two-sided market and its impact on the development of non- cash payment services in Viet Nam” International Journal of Management& Enterpreneurship Research, 4(9), pp 385-391  

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN



Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Bài đọc nhiều
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành