Trang tin tức sự kiện

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Lê Đình Bình

Tên đề tài luận án: Tác động của Quản trị tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học: Nghiên cứu điển hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Đình Bình        

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/01/1988                                        

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2051/QĐ-ĐHKT ngày 02/8/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không

7. Tên đề tài luận án: Tác động của Quản trị tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học: nghiên cứu điển hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội

8. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh                   

9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thắng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Mục tiêu tổng quát của luận án nhằm làm rõ tác động của việc thực hiện quản trị tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học (nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội) dựa trên số liệu khảo sát tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện quản trị tri thức để đẩy mạnh kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN.

Mục tiêu cụ thể: Tổng quan nghiên cứu, luận giải các quan điểm, hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về quản trị tri thức, kết quả hoạt động nghiên cứu hoạt động NCKH trong trường đại học, vai trò của quản trị tri thức nói chung và đối với kết quả hoạt động NCKH trong trường đại học;  Xác định được sự cần thiết và các nội dung của quản trị tri thức đối với kết quả hoạt động NCKH trong trường đại học. Từ đó, phân tích được tác động của việc thực hiện quản trị tri thức đối đến kết quả hoạt động NCKH tại ĐHQGHN; Phân tích, đo lường mức độ tác động trực tiếp của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN; Đề xuất các giải pháp về chính sách và chiến lược quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN.Bottom of Form

11.2. Đối tượng nghiên cứu: Là tác động của QTTT đến kết quả hoạt động NCKH tại ĐHQGHN.

11.3. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA); Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích số liệu thống kê; Phân tích tần số; Phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

11.4. Những kết quả chính, đóng góp mới của luận án và kết luận

Về mặt lý thuyết: Luận án này đã đóng góp cho khung lý thuyết bằng cách xác định rõ khái niệm và thành phần của quản trị tri thức, bao gồm kiến tạo tri thức, tiếp cận tri thức, phổ biến tri thức và ứng dụng tri thức. Tác giả đã chỉ ra những chỉ báo cụ thể đối với từng thành phần của quản trị tri thức và Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học.

Về mặt thực tiễn: Luận án đã khảo sát và đánh giá thực trạng kết quả hoạt động NCKH của ĐHQGHN trong những năm gần đây; Phân tích và đánh giá những chính sách của ĐHQGHN trong lĩnh vực quản trị tri thức và đánh giá tác động của các chính sách này tới kết quả hoạt động NCKH của ĐHQGHN; Chỉ ra những thuận lợi, xác định những khó khăn và thách thức đối với sự phát triển nói chung và vận hành quản trị tri thức nói riêng của ĐHQGHN; Đề xuất 08 giải pháp để vận hành quản trị tri thức của ĐHQGHN theo hướng tăng cường số lượng và chất lượng kết quả hoạt động NCKH của ĐHQGHN.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào những gợi ý sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu tác động của quản trị tri thức đến hoạt động nghiên cứu khoa học của mẫu lớn hơn đại diện cho gần 300 trường đại học, học viện của Việt Nam, nhằm đánh giá chính xác về mức độ và hiệu quả của Quản trị tri thức đối với hệ thống Giáo dục Đại học của Việt Nam.

Thứ hai, so sánh tác động của Quản trị tri thức đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam với các trường đại học khu vực và thế giới, để đề xuất những điểm mới về quản trị tri thức áp dụng cho Việt Nam.

Thứ ba, tổ chức nghiên cứu về tác động của những yếu tố khác ngoài yếu tố quản trị tri thức đến hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học, bao gồm trọng số tác động và mối tương quan giữa các yếu tố đó. Từ đó, có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về quản trị tri thức đối với hoạt động Nghiên cứu khoa học của trường đại học Việt Nam. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng chính sách vĩ mô trong lĩnh vực này.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Lê Đình Bình (2018), "Đề xuất giải pháp tuyển dụng nhân lực ở Đại học Quốc Gia Hà Nội tiếp cận theo mô hình trường đại học định hướng nghiên cứu tiên tiến," Tạp chí Công thương, vol. 3, no. 3, pp. 196-201.

2

Le Dinh Binh and Pham Tien Dung (2019), "The Strategy of Vietnamese Business Associations in Knowledge Sharing for the Sustainable Development of Vietnam Business Community," EDESUS International Conference Proceedings (Springer).

3

Lê Đình Bình and Nguyễn Đăng Khoa (2019), "Thúc đẩy và tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học là nền tảng để phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0," Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Sự thật – ĐHQGHN.

4

Lê Đình Bình (2020), "Quản trị tri thức và khả năng áp dụng trong các trường đại học tại Việt Nam," in Phát triển mô hình Trung tâm tri thức số cho các thư viện Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQGHN, pp. 171-190. ISBN: 978-604-315-365-1.

5

Nguyễn Đăng Khoa, Lê Đình Bình, Nguyễn Thị Hiền, and Nguyễn Thị Thúy Hà (2020), "Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức – xu thế phát triển của trung tâm tri thức số," in Phát triển mô hình Trung tâm tri thức số cho các thư viện Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQGHN, pp. 269-282. ISBN: 978-604-315-365-1.

6

Lê Phương Thảo and Lê Đình Bình (2021), "Vai trò của chuyển đổi số gắn với quản trị tri thức trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn," Tạp chí Công thương, vol. 19, no. 9, pp. 125-132.

7

Bình, L. Đ., Nam, D. H., Thảo, L. T., & Vương, P. (2021). The Influence of Knowledge Management on Satisfaction and Job Performance: A Case Study of Lecturers at Vietnam National University, Hanoi. WSEAS Transactions on Business and Economics, 18(1), 1554-1571.

8

Nguyễn Hiệu, Đỗ Hoàng Nam, Lê Đình Bình (2022), "Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại Đại học Quốc gia Hà Nội", trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc gia về Chuyển đổi số và quản trị nhân lực (trang 540-555). Tổ chức vào tháng 05 năm 2022.

9

Tuan, N. A., Trang, N. N., Ngoc, N. B., Hue, N. T., & Binh, L. D. (2023). Research on Factors Affecting Scientific Research Activities of Lecturers at Vietnam National University, Hanoi in the Context of University Autonomy. WSEAS Transactions on Environment and Development, 19(1), 183-196.

10

Binh, L. D., Thang, N. N., & Tuan, N. A. (2023). A Study on the Impact of Knowledge Management on Scientific Research Outputs at Vietnam National University, Hanoi. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, 39(1), 1-8.

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN



Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Bài đọc nhiều
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành