COVID-19 và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người Việt Nam trong an toàn vệ sinh thực phẩm

Hai năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khủng hoảng và biến động với nhiều người trên toàn thế giới. Theo ước tính của tổ chức Our World in Data, kể từ khi ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán - Trung Quốc vào cuối năm 2019 thì đến nay đã có khoảng 254 triệu ca mắc và hơn 5,11 triệu ca tử vong trên toàn cầu; bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa dài hạn, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều giả định cho rằng nguồn gốc của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ loài dơi, cụ thể ổ dịch đầu tiên được cho là từ chợ bán hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán 



Tại Việt Nam, thực trạng “buôn lậu” và tiêu thụ động vật hoang dã vẫn diễn ra khá sôi nổi. Khi quan sát thực trạng tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam kết hợp những nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 là từ động vật hoang dã, có lẽ chúng ta cần nhìn nhận về hành vi tiêu thụ động vật hoang dã của một bộ phận người Việt Nam mặc cho hậu quả khó lường có thể xảy ra.

Để góp phần chung tay hỗ trợ cộng đồng xóa bỏ đại dịch COVID-19 cũng như những căn bệnh tiềm ẩn cho công dân Việt Nam, với phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu thu thập qua bảng hỏi trên phần mềm thống kê SPSS, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phi Nga và Lê Thanh Hương với tiêu đề “COVID-19 and factors affecting Vietnamese people’s consumption behavior in food hygiene and safety” đăng trên International Journal of Ecosystem and Ecology Science Vol. 12, Iss. 4 (2022) đã chỉ ra có 7 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng của người Việt Nam hậu COVID-19, bao gồmlối sống, nhận thức, kiến ​​thức, niềm tin, tin tức, đại dịch COVID-19 và người ảnh hưởng. Các yếu tố đó đã tác động đến hành vi của người tiêu dùng trong an toàn vệ sinh thực phẩm với các mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất các chiến lược phù hợp, hướng tới sự phát triển an toàn, bền vững của Việt Nam.

Với vị trí là công trình đầu tiên nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng sau đại dịch COVID-19, có thể nói đây là đóng góp lớn trong học thuật nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng. Các đề xuất tích cực trong nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho việc hoạch định các chính sách nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước các hiểm hoạ hiện tại và tiềm ẩn, chẳng hạn như: cần lựa chọn các sản phẩm có giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm và xuất xứ của sản phẩm; mời các chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp; nâng cao nhận thức về tác hại của việc tiêu dùng động vật hoang dã; chống ô nhiễm môi trường nói chung và tại các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm nói riêng; thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác từ từng gia đình tới toàn xã hội nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường tới cuộc sống của người dân và nâng cao hiệu quả của việc tái chế rác thải theo kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia văn minh trên thế giới nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia văn minh, phát triển an toàn, bền vững và thịnh vượng.

Thông tin tác giả liên hệ

TS. Nguyễn Thị Phi Nga là giảng viên thuộc Bộ môn Marketing, Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế, giảng dạy các học phần liên quan đến lĩnh vực marketing như: Nguyên lý marketing, Marketing dịch vụ, Marketing quốc tế, Hành vi người tiêu dùng, Marketing ngân hàng, Quan hệ công chúng. Hướng nghiên cứu chính của TS. Nguyễn Thị Phi Nga là Hành vi người tiêu dùng, Quản trị thương hiệu và Hàn Quốc học. Bà đã xuất bản nhiều nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế, tham gia làm editor cho tạp chí quốc tế như International Journal of Science and Engineering Research (IJSER); tham gia Editorial Booard cho International Journal of Management, Science, Innovation, Technology (IJMSIT). 

Thông tin bài báo

Nguyen Thi Phi Nga, Le Thanh Huong (2022). COVID-19 and factors affecting Vietnamese people’s consumption behavior in food hygiene and safety. International Journal of Ecosystems and Ecology Science 12, 131-136. https://doi.org/10.31407/ijees12.415


Trường Đại học Kinh tế


Các tin khác