Trang tin tức sự kiện

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Ngọc Trung

Tên luận án: Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: nghiên cứu điển hình tại các trường đại học của Bộ Công thương


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Trung

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 16 tháng 6 năm 1987

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2349/QD-ĐHKT

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 1923/QĐ-ĐHKT ngày 14/7/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ

7. Tên đề tài luận án: Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: nghiên cứu điển hình tại các trường đại học của Bộ Công thương

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9. Mã số: 9340101

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

+ PGS.TS Trần Anh Tài

+ PGS.TS Trần Văn Tùng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Trường đại học và doanh nghiệp có thể dẫn tới hoạt động liên kết với nhau nhằm giải quyết những mối quan tâm của nhau một cách có hiệu quả, đó là một mối quan hệ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Về phía trường đại học sẽ có những nguồn thu tài chính để chi trả cho các hoạt động của mình, nâng cao vị thế, hình ảnh trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; đối với doanh nghiệp được thừa hưởng các công trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo định hướng phát triển của thị trường, tăng hình ảnh và bị thế cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế. Các hình thức mà doanh nghiệp và trường đại học có thể liên kết với nhau: 1) Liên kết về đào tạo; 2) Liên kết về nghiên cứu khoa học; 3) Liên kết về tư vấn; 4) Liên kết về chuyển giao công nghệ; 5) Liên kết cùng xây dựng vườn ươm doanh nghiệp. Để hoạt động liên kết được diễn ra với hai bên không nhất thiết phải có hình ảnh, vị thế tốt, năng lực tài chính hoặc có quy mô đủ lớn mà chỉ cần hai bên có nhu cầu thì mối liên kết này có thể diễn ra, cả hai bên có thể dựa vào mối liên kết bổ sung nhau thành một thực thể vững mạnh hướng tới các mục tiêu cụ thể

Để thuận lợi trong các vấn đề về liên kết, không thể không kể tới vai trò của nhà nước và các cơ quan chức năng nhằm tạo lập các kênh giao tiếp là đầu mối liên kết cho các trường đại học và doanh nghiệp thông qua các diễn đàn được tổ chức thường niên. Ban hành một cơ chế đặc thù khuyến khích các hoạt động này, tăng cường quyền tự chủ đại học và cạnh tranh giữa các trường đại học, điều chỉnh quy mô ngành nghề đào tạo gắn với nhu cầu của bên sử dụng lao động.

Hoạt động liên kết không chỉ mang lại lợi ích cho hai bên trường đại học và doanh nghiệp, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội khi giải quyết được các vấn đề việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, hoạt động này là xu thế phát triển chung của thế giới

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trong những năm gần đây chính sách của chính phủ đã hướng tới việc liên kết giữa trường đại học với các ngành công nghiệp. Đặc biệt trong năm 2018, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước bao gồm các doanh nghiệp và trường đại học đã tổ chức hội nghị hướng hai chủ thể này tới các hoạt động liên kết. Tuy nhiên, đầu tư của các doanh nghiệp vào hoạt động này vẫn rất thấp, hệ thống đổi mới quốc gia được kết nối kém mặc dù tương tác của các ngành công nghiệp đã tăng lên.

Nghiên cứu có thể đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ bằng cách phân tích bản chất của quá trình tương tác, đưa thêm một số các hoạt động tương tác mới, đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu áp dụng quan điểm xã hội để phân tích mối quan hệ này và các nhân tố tác động quyết định đến nội dung liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa đối với chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học và doanh nghiệp. Nó mang lại sự nhìn nhận cần thiết phải thiết lập mối liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp, không chỉ ở khía cạnh nhận thức hay định hướng mà ở một khía cạnh mang tính lợi ích giữa các bên tham gia trong bối cảnh nền công nghiệp mới, cạnh tranh thị trường ngày càng khắc nhiệt, các doanh nghiệp có đủ năng lực đều hướng tới mạng lưới sản xuất toàn cầu, bỏ lại các doanh nghiệp không đủ năng lực bị loại bỏ khỏi thị trường nhanh hơn. Các trường đại học hướng tới tự chủ hoàn toàn, bắt buộc các trường phải có những biện pháp duy trì các khoản thu tài chính

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

+ Phát triển nghiên cứu với các trường đại học ngoài phạm vi Bộ Công thương

+ Nghiên cứu liên kết giữa các trường đại học trong nước với các quốc gia trên thế giới

+ Nghiên cứu liên kết giữa các doanh nghiệp, hình thành mạng lưới sản xuất quốc gia và toàn cầu.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Nguyễn Ngọc Trung & Nguyễn Tuấn Anh (2018), Bàn về mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội/ số 149/5-2018
  2. Nguyễn Ngọc Trung (2018), Từ những mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo/số 14/5-2018
  3. Nguyễn Ngọc Trung (2018), Về hiệu quả mối liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học, Tạp chí Tài chính/kỳ 2 - tháng 5/2018 (681)
  4. Nguyễn Ngọc Trung (2019), Liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo/số 14 tháng 5/2019

 


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành