Trang tin tức sự kiện

Thông tin và tóm tắt luận án NCS Lê Thị Việt Hà

Tên luận án: “Văn hoá doanh nhân Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam”


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Việt Hà

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/02/1985

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2439/QĐ-SĐH, ngày 25 tháng 10 năm 2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: “Văn hoá doanh nhân Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9. Mã số: 62 34 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1.TS. Vũ Tiến Lộc (Cán bộ hướng dẫn chính)

2. TS. Đinh Việt Hoà (Cán bộ hướng dẫn phụ)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận: (i) Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam và Hàn Quốc đã hệ thống hóa, phát hiện, bổ sung nhận thức mới về cộng đồng doanh nhân và văn hoá doanh nhân Hàn Quốc; (ii) xây dựng được mô hình khái quát về hệ giá trị văn hoá doanh nhân Hàn Quốc gồm năm yếu tố: Đức – Trí – Thể - Lợi – Dũng; (iii) phân tích, đánh giá thực tiễn kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quản trị, sử dụng văn hoá doanh nhân để phát triển sức mạnh cộng đồng doanh nhân và phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt thực tiễn: (i) Tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp phát triển văn hoá doanh nhân dựa trên bài học thực tiễn từ Hàn Quốc dưới góc nhìn và mối quan tâm của người Việt Nam, đặc biệt là phù hợp với văn hoá và bối cảnh kinh tế ở Việt Nam; (ii) Luận án gián tiếp góp phần vào sự phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai nước trên cơ sở hiểu biết về văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nhân của nhau.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Đây là tài liệu hữu ích cho những người đang quan tâm đến văn hoá kinh doanh Hàn Quốc và Việt Nam. Chính phủ cũng như các Cơ quan quản lý khác của Việt Nam và Hàn Quốc có thể tham khảo những kiến nghị trình bày từ nghiên cứu này để xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp với đối tác của mình.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- So sánh văn hoá doanh nhân, văn hoá kinh doanh Hàn Quốc với các nước khác

- Tinh thần khởi nghiệp Hàn Quốc

- Lãnh đạo Hàn Quốc

- Vai trò nữ quyền trong doanh nghiệp Hàn Quốc

14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Lê Thị Việt Hà, Bùi Bảo Hưng (5/2012), “Tính “gia trưởng” trong các công ty Hàn Quốc”, T/c Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(135), Hà Nội.

2. Lê Thị Việt Hà (8/2014), “Vai trò của nữ giới trong nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay”, T/c Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8(162), Hà Nội.

3. Lê Thị Việt Hà (2/2015), “Ảnh hưởng của ba thế hệ doanh nhân tiêu biểu trong các gia tộc: Lee, Chung, Koo đến xã hội Hàn Quốc”, T/c Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2(168), Hà Nội.

4. Lê Thị Việt Hà (22/4/2015), “Hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tinh thần hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI” do Bộ Công thương tổ chức, Viện Văn hóa kinh doanh xuất bản. Hà Nội.

5. Lê Thị Việt Hà (10/2015), “Tác động của các gia tộc doanh nhân đến sự phát triển của Hàn Quốc ngày nay”, T/c Khoa học Đại học Sài Gòn, số 8 (33), Tp Hồ Chí Minh.

6. Lê Thị Việt Hà (1/2016), “Thế hệ thứ ba trong các gia tộc doanh nhân Hàn Quốc: Một số vấn đề tiêu cực hiện nay”, T/c Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(179), Hà Nội.

7. Lê Thị Việt Hà (7/2016), “Trách nhiệm xã hội của các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc trong bối cảnh kinh tế năm 2015”, T/c Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 (185), Hà Nội.

 
>>> Xem chi tiết tóm tắt luận án tại đây.


UEB_net

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành