Trang tin tức sự kiện

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Khương

Tên luận án: Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam


1. Họ tên nghiên cứu sinh (NCS): Nguyễn Khương

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 09/9/1975

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2952/QĐ-ĐHKT ngày 14/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên đề tài từ “Tái cấu trúc và chiến lược phát triển bền vững Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế” sang “Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” (Quyết định 1651/QĐ-ĐHKT ngày 13/6/2016).

7. Tên đề tài luận án: Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9. Mã số: 60 34 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Giáo viên hướng dẫn 1: TS. Lê Trung Thành

- Giáo viên hướng dẫn 2: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

- Về mặt lý luận:

  • Thứ nhất, nghiên cứu tổng kết, phân tích làm rõ các vấn đề lý thuyết, lý luận về: (i) Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại (NHTM) theo chuẩn mực Basel II; (ii) các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM; (iii) tổng hợp bài học kinh nghiệm tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II của một số nước trên thế giới.
  • Thứ hai, nghiên cứu tổng hợp, kiểm định được một cấu trúc NHTM (cấu trúc chính có tính phổ quát) phù hợp với chuẩn mực Basel II có độ tin cậy cao, vận dụng được vào thực tiễn. Cụ thể như sau:
  • Cấu trúc chức năng NHTM theo Basel II: CT1~CT5 lần lượt tương ứng là “Định nghĩa vốn và các quy định giới hạn về tỷ lệ vốn theo Basel II”, “Công thức tính Car theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro tín dụng theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro hoạt động theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro thị trường theo Basel II”.
  • Cấu trúc quản trị NHTM theo Basel II: CT7~CT11 lần lượt tương ứng là “Mô hình quản trị rủi ro theo Basel II”, “Hệ thống xếp hạng tín dụng theo Basel II”, “Mô hình kiểm tra giám sát theo Basel II”, “Hệ thống công bố thông tin minh bạch theo Basel II”, “Hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu lịch sử theo Basel II”.
  • Thứ ba, Dựa vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn về tái cấu trúc NHTM và cấu trúc NHTM theo Basel II nêu trên, NCS đưa ra được khái niệm cơ bản về Tái cấu trúc NHTM theo Basel II.
  • Thứ tư, nghiên cứu xác định, kiểm định được Mô hình lý thuyết tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II có độ tin cậy; chỉ ra vai trò, tác động của các hình thức tái cấu trúc NHTM theo Basel II (tái cấu trúc sở hữu, tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc quản trị, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II) để NHTM đạt được yêu cầu của Basel II.
  • Thứ năm, nghiên cứu xác định, kiểm định được Mô hình các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó chỉ ra được “Mô hình trọng tâm, tam giác quan hệ chiến lược ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM”. Theo mô hình này, có 3 chủ thể (nhân tố) tương tác quan hệ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Basel II tại NHTM là “Bản thân NHTM”, “Thanh tra giám sát ngân hàng” và “Ủy ban Basel II”; trong đó NHTM đóng vai trò thực hiện hiệp ước, Thanh tra giám sát ngân hàng giữ vai trò kiểm tra, giám sát NHTM thực hiện hiệp ước, Ủy ban Basel II giữ vai trò đánh giá, xếp hạng đạt chuẩn và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện hiệp ước. Riêng nhân tố “Nội dung Basel II” được đặt tại trọng tâm tam giác của mô hình cho thấy vai trò quan trọng của việc nắm rõ nội dung Hiệp ước Basel II trong quá trình thực hiện (cả 3 chủ thể tham gia đều phải nắm rõ nội dung hiệp ước). Kết quả kiểm định mô hình đạt được độ tin cậy, có thể vận dụng vào thực tiễn hoạch định chiến lược thực hiện tái cấu trúc NHTM theo Basel II và đưa ra các giải pháp thực hiện.
  • Thứ sáu, đề xuất được hàm ý khuyến nghị và một số giải pháp về tái cấu trúc NHTM theo Basel II tại NHTM Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn:

  • Thứ nhất, vận dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết về Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo Basel II, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II nêu trên vào thực tiễn tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Kết quả là đã xác định được cấu trúc Ngân hàng Vietinbank phù hợp với quy định của Basel II, hoạch định được chiến lược tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 và xa hơn đến 2020.
  • Thứ hai, xác định được Bảng hỏi khảo sát tái cấu trúc NHTM theo Basel II và Bảng hỏi khảo sát các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM có độ tin cậy và có thể áp dụng vào thực tiễn khảo sát tại NHTM.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng ứng dụng cao vào quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các đơn vị khác có liên quan thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo các chuẩn mực Basel II.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả đề xuất như sau:

- Tiếp tục mở rộng nghiên cứu về Tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II, III về quy mô, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong nước và quốc tế.

- Nghiên cứu chiến lược thực hiện Basel II cho các NHTM Việt Nam.

- Ngoài lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu về tái cấu trúc có thể mở rộng theo hướng tái cấu trúc tổ chức trong các lĩnh vực khác hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:

- Lê Trung Thành, Nguyễn Khương (2016), Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng thực hiện Hiệp ước Basel II với một số nhân tố chính và hàm ý chính sách, Tạp chí Ngân hàng (Số 5 - Tháng 3/2016), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Nguyễn Khương (2016), Tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II, Tạp chí Ngân hàng (Số 2 - Tháng 1/2016), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nguyễn Khương, Lê Trung Thành & Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Hiệp ước Basel II cho các ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (Số 9/2015), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Nguyễn Khương, Nguyễn Ngọc Thắng & Lê Trung Thành (2015), Tái cấu trúc ngân hàng: Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (Số 6/2015), Viện Kinh tế Việt Nam.


UEB_net

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành