Trang tin tức sự kiện

Vị trí và vai trò của các nước ASEAN hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

TS. Nguyễn Anh Thu (thứ nhất từ trái sang) và các diễn giả tại hội thảo
Đây chính là tiêu đề của hội thảo do Trung tâm Kinh tế và xã hội Nhật Bản (Keizai Koho Center - KKC) tổ chức vào ngày 27/2/2014 tại Tokyo, Nhật bản. Nội dung này được không chỉ các nước ASEAN mà cả các quốc gia ngoài khu vực, đặc biệt Nhật Bản rất quan tâm.


TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tham dự hội thảo này với tư cách diễn giả khách mời.
Tại hội thảo, các diễn giả từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore đã trình bày về sự tham gia của các nước vào AEC; vị trí của từng nước trong quá trình hội nhập AEC và khu vực. Hội thảo thu hút cộng đồng các doanh nghiệp Nhật Bản với hơn 100 đại biểu tham dự là các lãnh đạo cao cấp trong các tập đoàn lớn. Các đại biểu tham dự hội thảo bày tỏ sự quan tâm tới hội nhập kinh tế trong AEC, các thách thức mà các nước ASEAN gặp phải trong quá trình hội nhập, vai trò của các tập đoàn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt các đại biểu cũng đưa ra một số câu hỏi liên quan tới hội nhập trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà một số quốc gia ASEAN và Nhật Bản là thành viên.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình khách mời dành cho các diễn giả ASEAN do Trung tâm Kinh tế và xã hội Nhật Bản tổ chức từ ngày 23 tới ngày 28/2/2014. Bên cạnh hội thảo, chương trình bao gồm một chuỗi các toạ đàm với khách mời là các học giả hàng đầu Nhật Bản, các nghị sĩ và đại diện của Bộ Công thương cũng như một số cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Toyota, Denso, Seiko Epson và Mitsui Chemical.



Các học giả ASEAN, đại diện KCC và ngài Keisuke Suzuki (thứ ba từ trái sang) - nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do (Nhật bản)

Thông qua chương trình, các học giả ASEAN đã có một cái nhìn sâu sắc về tình hình kinh tế của Nhật Bản hiện nay, các vấn đề khó khăn mà Nhật Bản gặp phải như vấn đề dân số già, vấn đề năng lượng, vấn đề tăng trưởng. Các chính sách mà Chính phủ Nhật Bản đang áp dụng cối lõi là Abenomics với ba trụ cột chính: chính sách tiền tệ quyết liệt, bình ổn tài chính và chiến lược tăng trưởng. Bên cạnh đó, Nhật Bản đã tham gia đàm phán TPP, điều này thể hiện rõ Chính phủ Nhật Bản chủ trương hội nhập kinh tế khu vực một cách sâu rộng hơn. Tham gia TPP cũng có nghĩa một số lĩnh vực được bảo hộ của Nhật Bản, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp sẽ cần có những điều chỉnh cần thiết theo các cam kết trong TPP.


Các diễn giả, đại diện KCC tại Nhà máy Toyota Motomachi

Bên cạnh Chương trình khách mời dành cho các diễn giả ASEAN được tổ chức định kỳ, Trung tâm Kinh tế và xã hội Nhật Bản còn thường xuyên tổ chức các hội thảo, toạ đàm liên quan đến kinh tế, xã hội và các vấn đề hội nhập trong khu vực. Hội nhập ASEAN, ASEAN+6, TPP sẽ là các chủ đề được trung tâm đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Sự thành công của Chương trình khách mời dành cho các diễn giả ASEAN lần này góp phần mở ra các cơ hội hợp tác mới của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với trung tâm cũng như với các học giả ASEAN trong tương lai.

Anh Thu

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành