Thực hiện Kế hoạch số 3349/KH-ĐHKT ngày 14/12/2018 triển khai nhiệm vụ viết báo cáo tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Kinh tế theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo và Kế hoạch số 3350/KH-ĐHKT ngày 18/12/2018 triển khai nhiệm vụ viết báo cáo tự đánh chất lượng chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Kinh tế phát triển theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo.
Với sứ mệnh cung
cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo
trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát
triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao
các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội. Để đạt
được mục tiêu đó, Trường Đại học Kinh tế xác định đến năm 2020 các chương trình
đào tạo tại Trường phải được kiểm định chất lượng. Nhà trường hiện có 06 chương
trình đào tạo cử nhân, trong đó 04/06 chương trình đã được kiểm định và đạt kết
quả tốt.
Chương trình đào
tạo cử nhân ngành Kinh tế dự kiến sẽ được kiểm định trong tháng 9/2019. Chương
trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế phát triển sẽ được kiểm định vào cuối năm
2019. Cả hai chương trình đào tạo này đang được các thầy cô trong nhóm viết
hoàn thiện Báo cáo và các minh chứng có liên quan. Trung tâm ĐBCLGD là đơn vị
làm đầu mối thực hiện các thủ tục kiểm định theo quy định.
Rút
kinh nghiệm từ các chương trình đào tạo trước mà Nhà trường đã kiểm định. Việc
kiểm định chương trình đào tạo ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển sẽ giúp Trường
Đại học Kinh tế hoàn thành 100% các chương trình đào tạo được kiểm định tiến tới
giai đoạn mới đào tạo chất lượng cao theo hướng “tự phí”. Đây cũng là cơ hội
giúp Nhà trường thay đổi cả về chất và lượng phù hợp với bối cảnh mới, đáp ứng
những điều kiện để mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội,
theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động. Đặc biệt trong
bối cảnh hội nhập và những yêu cầu của quốc tế hóa việc kiểm định các chương
trình đào tạo để khắc phục những hạn chế, tồn tại và nâng cao chất lượng các
chương trình đào tạo là nhu cầu tất yếu khách quan, nó cũng là cơ hội để Nhà
trường hội nhập và phát triển trong điều kiện mới.