Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của công viên địa chất toàn cầu

Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch trong chiến lược bền vững, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều mô hình dulịch đảm bảo hài hòa các yếu tố: Kinh tế, văn hóa - xã hội và mô trường. Nổi bật trong những mô hình đó là mô hình công viên địa chất toàn cầu, nhằm gắn phát triển du lịch với những giá trị cảnh quan môi trường và các giá trị văn hóa bản địa, do cộng đồng dân cư địa phương quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Vì vậy mô hình phát triển du lịch tại công viên địa chất toàn cầu, đã đem lại nhiều lợi ích, vừa phát huy các nét đẹp văn hóa, vừa đảm bảo đa dạng và bền vững sinh kế cho người dân bản địa. Điều này rất phù hợp với xu hướng những năm gầnđây, khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, nấc thang giá trị của con người đã thay đổi hướng đến giá trị tinh thần, văn hóa đã trở thành sức mạnh nội dung giúp phát triển kinh tế bền vững.



Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) được UNESCO công nhận để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực, trong đó có di sản di sản văn hóa. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO hướng tới mục đích mang đến cho người dân địa phương cảm giác tự hào về vùng đất của họ. Những khu vực bên trong và bao quanh công viên địa chất là môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đặc biệt là những giátrị văn hóa, những biểu đạt, thực hành đem lại cái thuộc bản sắc của cộng đồng cư dân sống ở trong khu vực. Việc nhận diện và nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản văn hóa trong công viên địa chất sẽ chỉ ra mối tương quan mật thiết giữa các thành tố trong khu vực di sản.

Đến nay, có 169 Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận tại 44 quốc gia trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hiện nay có 3 CVĐCTC là Cao nguyên đán Đồng Văn, Hà Giang (2010), CVĐCTC Non nước Cao Bằng (2018), và CVĐCTC Đăk Nông (2020). Công viên địa chất toàn cầu sử dụng di sản địa chất của mình, cùng với tất cả các khía cạnh khác của di sản văn hóa và thiên nhiên, để nâng cao nhận thức và hiểubiết về các vấn đề chính mà xã hội đang đối mặt, chẳng hạn như sử dụng bền vững tài nguyên của trái đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai. Bằng cách nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản địa chất của khu vực trong lịch sử và xã hội ngày nay, CVĐCTC mang đến cho người dân địa phương cảm giác tự hào về khu vực của họ và củng cố bản sắc của họ gắn với vùng văn hóa

Một trong những điểm mạnh của CVĐCTC là tất cả chúng đều được liên kết theo một chương trình quốc tế do UNESCO bảo trợ. Một điểm mạnh khác của khái niệm công viên địa chất là nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một khu vực. Sự phát triển này phải mang tính bền vững về mặt sinh thái, văn hóa và môi trường, đồng thời khuyến khích các cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tạo bảo vệ, vừa gìn giữ những giá trị vốn có, vừa tạo ra giá trị mới. Mục đích là cải thiện điều kiện sống và môi trường ở khu Công viên và địa bàn xung quanh, đồng thời tăng cường sự kết nối của mọi người với vùng đất của họ.

CVĐCTC thúc đẩy công tác bảo vệ di sản địa chất, thiên nhiên, văn hóa, nâng cao nhận thức của công chúng về bảo vệ và phát huy hiệu quả, bền vững các giá trị của khuônviên. Bài viết đã nhấn mạnh các quan điểm của các Công ước và văn kiện quốc tế về tính bền vững của CVĐCTC trong việc khuyến khích cộng đồng địa phương và cácbên liên quan. Điều thích hợp là cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động sẽ tăng cường cảm giác thân thuộc với tư cách là người giám sát, thực hành cùng phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên bền vững trong việc cân bằng giữa bảo tồn với phát triển.

Như vậy, đối với di sản nói chung, việc tham gia của cộng đồng trong cả quá trình quản lý, bảo vệ, từ việc lên kế hoạch, đến việc triển khai, báo cáo về tình hình di sản, những nguy cơ làm ảnh hưởng đến di sản hỗ hợp trong khuôn viên CVĐCTC, đặc biệt về di sản văn hóa cần phải được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng, cũng như cósự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng không chỉ là những người thực hành, trao truyền di sản, họ còn là lực lượng nòng cốt tham gia vào những quá trình mà có sự tác động đến di sản của họ. Điều này vô cùng quan trọng, vì di sản là của cộng đồng, do vậy cần có ý kiến của cộng đồng liên quan đến di sản, bởi không ai có thể làm thay được cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu chính sách kinh tế cũng cần tham gia ngay từ đầu với các Tổ chức quốc tế, các NGO và địa phương trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế mũi nhọn từng địa phương, để vừa phát huy lợi thế cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa bảo vệ và tôn tạo di sản thiên nhiên, môi trường, văn hoá lịch sử, và quan trọng hơn là các giá trị bản địa của vùng đất và con người vốn dĩ tạo nên đặc trưng riêng có và đặc sắc của từng vùng/địa phương/dân tộc.

Điều quan trọng là các quy hoạch, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế liên quan đến CVĐCTC cần được xây dựng một cách rõ ràng, dành các nguồn lực để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phùhợp, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ gìn, phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc. Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và kể cả hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Để khuyến khích các nhà đầutư, duy trì tính cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho du lịch cần sđưa ra một chương trình ưu đãi cao về thuế (miễn, giảm thuế đất và bất động sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, miễn/giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong thời kỳ nhất định).

Bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế, cần khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, cơ sở dịch vụ du lịch. Khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc và di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng độc đáo của địa phương, đặc biệt là các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm, khám phá hang động, nghỉ dưỡng. Có cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn các giá trị tài nguyên phục vụ du lịch. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng, cá nhân, các bên liên quan về tầm quan trọng của việc bảo vệ, phát triển các loại hình di sản một cách bền vững. Bằng cách nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản địa chất và di sàn văn hóa củakhuôn viên trong lịch sử và xã hội ngày nay, CVĐCTC sẽ có được sự đảm bảo về việc khai thác, phát huy và bảo vệ một cách hiệu quả, mang đến cho người dân địa phương cảm giác tự hào về môi trường địa chất, thiên nhiên và văn hóa của họ.

Cuối cùng, cần tạo cơ chế hợp tác, liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm tận dụng những thế mạnh, kinh nghiệm về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của các đơn vị khác trong khi khả năng của ngành du lịch còn hạn chế. Liên kết có thể với các trường đại học, các viện nghiên cứu và các tổ chức khác trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm...

>> Xem toàn văn bài viết tại đây

(VEPR Opinions, No 14. Dec 02, 2021)


PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiên & TS. Nguyễn Quốc Việt