Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020.
2. Thông tư số 14/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2021.
5. Công văn số 3761/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 31 tháng 8 năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2021-2022
a) Hiệu lực thi hành: Công văn này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/8/2021.
b) Đối tượng áp dụng: Các Sở Giáo dục và Đào tạo; Các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm.
c) Nội dung cơ bản:
Công văn số 3761/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 31 tháng 8 năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2021-2022 như sau:
Về các nhiệm vụ:
(1) Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục;
(2) Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng của học sinh, sinh viên;
(3) Tăng cường triển khai xây dựng văn hóa học đường;
(4) Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống;
(5) Nâng cao hiệu quả, hình thức, biện pháp triển khai công tác phối hợp nhà trường gia đình và xã hội;
(6) Tăng cường hỗ trợ tư vấn tâm lý và công tác xã hội trong trường học;
(7) Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường;
(8) Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
(9) Bảo đảm các chính sách cho học sinh, sinh viên;
(10) Triển khai hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Về các giải pháp:
(1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT;
(2) Nâng cao hiệu quả bộ máy, tổ chức;
(3) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên;
(4) Tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý;
(5) Đẩy mạnh công tác truyền thông...
6. Công văn số 3825/BGDĐT-PC ngày 06 tháng 9 năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 về công tác pháp chế
a) Hiệu lực thi hành: Công văn này có hiệu lực thi hành từ ngày 06/9/2021.
b) Đối tượng áp dụng: Các đại học, học viện; trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; Các sở giáo dục và đào tạo.
c) Nội dung cơ bản:
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 về công tác pháp chế như sau:
1. Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định.
2. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đặc biệt là các văn bản dưới luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GDĐT). Bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu của thực tiễn để xác định các lĩnh vực cần ưu tiên trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.
3. Chủ động rà soát VBQPPL luật theo từng chuyên đề để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thiết lập hệ thống pháp luật về giáo dục đồng bộ, hiệu quả.
4. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục của địa phương, sở, trường để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
5. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; xác định giáo dục pháp luật là tiền đề mang tính quyết định đến việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người...
(Cập nhật đến ngày 14 tháng 9 năm 2021)