Ban tổ chức hội thảo Hội nhập Kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam kính mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các học giả và các cá nhân quan tâm viết bài tham gia Hội thảo. Thời hạn nhận bài: trước ngày 30/7/2015
Mục tiêu:
Hội thảo về Hợp tác và Hội nhập Kinh tế quốc tế 2015:“Hội nhập Kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, được tài trợ bởi quỹ Friedrich Naumann Stiftung Für Die Freiheit, sẽ được Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế đồng tổ chức vào tháng 8 năm 2015 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm mục đích tăng cường trao đổi học thuật cũng như thực tiễn, cung cấp một diễn đàn cho các học giả và các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận về các nội dung sau:
- Hội nhập kinh tế ở Đông Á
- Hàm ý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Đông Á.
Thời gian: Tháng 08/2015
Địa điểm: Hà Nội
Chủ đề hội thảo:
Ban Tổ chức kính mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các học giả và các cá nhân quan tâm viết bài tham gia Hội thảo. Các bài viết và nghiên cứu cho Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau đây:
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tương lai AEC sau 2015
- Hợp tác đa phương và song phương giữa các quốc gia Đông Á, bao gồm:
- ASEAN - Nhật Bản
- ASEAN - Trung Quốc
- ASEAN - Hàn Quốc
- ASEAN - Ấn Độ
- ASEAN - Úc/New Zealand
- ASEAN+3
- RCEP
- Các hợp tác kinh tế vùng
- Hoạt động đầu tư và thương mại ở Đông Á
- Mạng sản xuất/ Chuỗi cung ứng/ Chuỗi giá trị ở Khu vực Đông Á
- Doanh nghiệp Đông Á trong nền Kinh tế toàn cầu
- Vai trò của các công ty đa quốc gia Nhật, các nước ASEAN+3 đối với khu vực Đông Á và chuỗi giá trị toàn cầu
- Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào Đông Á
- Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất/chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị khu vực Đông Á
- Cơ hội, thách thức. điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á
- Các hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á.
Nhật Bản được coi là đóng vai trò quan trọng trong hợp tác Đông Á cũng như vào mạng sản xuất/chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị của khu vực, do đó nghiên cứu trường hợp của Nhật đều được đánh giá cao.
Thời hạn, cấu trúc và định dạng của bài viết
- Thời hạn: trước ngày 30 tháng 7 năm 2015
- Độ dài của bài viết khoảng từ 4.000 đến 6.000 từ (không bao gồm danh mục tài liệu tham khảo) và phải bao gồm các mục sau:
- Tiêu đề
- Tóm tắt
- Kết quả và thảo luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Tất cả các bài viết phải có tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Bài viết đánh máy bản Word, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.2, khổ A4 (lề trên 2.5 cm, dưới 2.5 cm, trái 3 cm, phải 2 cm).
Địa chỉ gửi bài và liên hệ
Ban Tổ chức rất mong nhận được bài nghiên cứu tham gia Hội thảo và hân hạnh được đón tiếp Quý vị tham dự Hội thảo quốc tế này. Các bài viết được lựa chọn sẽ được in trong sách chuyên khảo “Hội nhập Kinh tế Đông Á”.
Xin vui lòng gửi bản tóm tắt, bài viết hoàn chỉnh tới:
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Tel: + 84 - 4 - 3754 7606 (ext: 407)
Mobile: 0977917656
Email: huongvt@vnu.edu.vn
- ThS. Nguyễn Thị Minh Phương
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Tel: + 84 - 4 - 3754 7506 (ext: 407)
Mobile: 0123 2032009
Email: phuongntm.ueb@vnu.edu.vn