Cuốn sách sẽ giúp sinh viên, người đọc biết trân trọng các giá trị của các di sản văn hóa, lịch sử của quốc gia và vùng miền nơi họ sinh sống và làm việc, như các Viện bảo tàng - nơi lưu giữ các minh chứng của từng thời kỳ phát triển của mỗi dân tộc, mỗi địa danh; các báu vật được con người cung cấp như một di sản cần bảo tồn; hay các giá trị văn hóa họ muốn gìn giữ và lan truyền cho các thế hệ. Cuốn sách sẽ giúp người làm marketing thành công trong lĩnh vực uyên thâm này.
Tác giả: Abdullah Abdul Qadir Al-Taweel, Nguyễn Thị
Phi Nga, Trần Triệu Khôi
Nhà xuất bản: International Journal of
Scientific and Engineering Research (IJSER), ISSN 2220-5518
Khổ sách: Online
Bìa sách: Online
Thời gian xuất bản: 6/2020
Số trang: 118 trang
Cấu trúc sách: 6 chương
Nơi phát hành: IJSER (Mỹ)
Đối tượng sách hướng tới: Học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Từ giữa thế kỷ 20 người ta đã quan sát thấy một khoa
học ngày càng phát triển của các tiêu chuẩn tinh vi liên quan đến cả đạo đức
nghề nghiệp và phương pháp luận, đó là bảo vệ các sản phẩm văn hóa có giá trị của
nhân loại cho các thế hệ. Một nghịch lý kịch tính là nhận thức của công chúng về tất cả những nỗ
lực này vẫn còn khá khan hiếm, chính vì vậy có lẽ đây là lĩnh vực ít thu hút được sự chú ý của những người làm kinh doanh.
Tuy nhiên thông qua nội dung của cuốn sách sẽ giúp sinh viên, người đọc biết trân trọng các giá trị của các di sản văn hóa, lịch sử của quốc gia và vùng miền nơi họ sinh sống và làm việc, như các Viện bảo tàng - nơi lưu giữ các minh chứng của từng thời kỳ phát triển của mỗi dân tộc, mỗi địa danh; các báu vật được con người cung cấp như một di sản cần bảo tồn; hay các giá trị văn hóa họ muốn gìn giữ và lan truyền cho các thế hệ. Cuốn sách sẽ giúp người làm marketing thành công trong lĩnh vực uyên thâm này.
Tác giả của sách:
| | PGS.TS
Abdullah Abdul Qadir Al-Taweel là giảng viên giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Ả Rập
cho khoa tiếng nước ngoài của các trường đại học tại các quốc gia không nói tiếng
Ả Rập. Ông là một giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy ngữ pháp,
ngôn ngữ Ả Rập và là một nhà văn hóa đại diện cho văn hóa, văn minh Ả Rập, đã
tư vấn, truyền đạt các tư tưởng cho việc biên tập cuốn sách. |
| | Tiến
sĩ, Học giả Nguyễn Thị Phi Nga là giảng viên chính của Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQG Hà Nội. Tác giả từng là sinh viên của khoa Kinh tế, trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội (tiền thân của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN hiện nay), đã du học tại
các trường hàng đầu của các nước châu Á như Yonsei University, Seoul National
University (tại Hàn quốc), Asian Institute of Management (tại Manila,
Philipin). Tác giả nhận bằng Tiến sĩ về Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học
Quốc gia Seoul; đã tham gia nghiên cứu và thỉnh giảng theo chương trình trao đổi
học giả quốc tế tại Hàn quốc và Đài Loan; tham gia nhiều Hội thảo quốc tế; viết
sách, báo và cống hiến cho các thế hệ sinh viên các ấn phẩm ấn tượng. |
| | Trần Triệu Khôi là học viên cao học, Viện Quản trị
Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tham gia biên tập
sách với tư cách là tác giả thứ ba. |