Cuốn sách này xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế của việc hình thành và phát triển các khu kinh tế qua biên giới (CBEZ); đánh giá chính sách và thực trạng hợp tác kinh tế cửa khẩu và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam; trên cơ sở đó đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển các CBEZ ở Việt Nam. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài “Luận cứ khoa học cho sự hình thành và phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới ở Việt Nam (KX.01.09/16-20) do PGS.TS Nguyễn Anh Thu làm chủ nhiệm.
Tác giả: Nguyễn Anh Thu (chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Khổ sách: 16x24cm
Bìa sách: Bìa mềm
Thời gian xuất bản: 2021
Số trang: 354
Cuốn
sách này xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế của việc hình thành và
phát triển các khu kinh tế qua biên giới (CBEZ); đánh giá chính sách và thực trạng
hợp tác kinh tế cửa khẩu và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam;
trên cơ sở đó đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển các CBEZ ở Việt
Nam. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài “Luận cứ khoa học cho sự hình
thành và phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới ở Việt Nam (KX.01.09/16-20)
do PGS.TS Nguyễn Anh Thu làm chủ nhiệm. Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu
Châu Á đã tài trợ cho việc xuất bản cuốn sách này.
Trong
chương 1, dựa trên cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế vùng, các lý luận về khu
hợp tác kinh tế, nhóm tác giả sẽ tổng hợp một cách hệ thống nội hàm của CBEZ,
các điều kiện hình thành và phát triển CBEZ. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu
nào đưa ra nội hàm, định nghĩa cụ thể về CBEZ cũng như hệ thống các điều kiện
hình thành phát triển CBEZ. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài dự án thực
tiễn do đề xuất của ADB.
Chương
2, nhóm tác giả phân
tích, đánh giá kinh nghiệm về các khu hợp tác kinh tế biên giới của một số quốc
gia ở châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Canada, một số nước Mỹ La tinh như Argentina,
Brazil, Paraguay và Uruguay), châu Á (Trung Quốc, Thái Lan và một số nước tiểu
vùng song Mê Kông mở rộng) và châu Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Nga,
Ukraine,…) để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá
trình hình thành và phát triển các khu kinh tế qua biên giới.
Chương 3, nhóm tác giả phân
tích và đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế biên giới và thực trạng các khu
kinh tế cửa khẩu của Việt Nam. Cụ thể, nhóm tác giả sẽ rà soát, đánh giá các chính sách
thực trạng hợp tác kinh tế cửa khẩu, KKTCK và chủ trương, chính sách liên quan
đến phát triển thí điểm CBEZ; đồng thời rà soát, đánh giá các chính sách liên
quan đến hợp tác kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc, Lào và Campuchia; từ đó rút
ra các kết quả tích cực và các tồn tại, nguyên nhân.
Chương 4 của
cuốn sách tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu, khảo sát thực
địa đánh giá điều kiện hình thành và phát triển CBEZ tại 6 tỉnh biên giới của
Việt Nam, trong đó có 4 tỉnh giáp Trung Quốc, 1 tỉnh giáp Lào và 1 tỉnh giáp
Campuchia, từ đó đưa ra một số đề xuất đối với Việt Nam.
Các vấn đề được trình bày
trong cuốn sách là những vấn đề mới và đang được quan tâm trong bối cảnh biến động
của khu vực và toàn cầu, đặc biệt là bối cảnh địa chính trị mới giữa Việt Nam
và Trung Quốc.
Nơi phát hành:
Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Phòng 703, nhà E4, số 144 đường
Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (024)37547506 + 703 (Ms. Ngọc Anh)