Trang Nghiên cứu
 
Câu chuyện bất bình đẳng ở Việt Nam “ Dịch chuyển xã hội”, Số 2/2018

Tháng 10/2018, Oxfam công bố xếp hạng toàn cầu 157 chính phủ dựa trên những can thiệp mà họ đang triển khai nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Chỉ số Cam kết giảm bất bình đẳng (CRI) cho thấy các chính phủ đang bị phân hóa thành hai nhóm: giải quyết hay thúc đẩy gia tăng bất bình đẳng


Theo Báo cáo này, Việt Nam xếp hạng thứ 99. Trên phương diện tích cực, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia dẫn đầu trong việc tăng chi tiêu cho an sinh xã hội trong năm 2017. Đây là bằng chứng cho thấy cam kết ngày càng mạnh mẽ hơn từ Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, rất nhiều thách thức vẫn còn tồn tại trên con đường hướng tới một tương lai công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người. Nội san Chuyện bất bình đẳng số 2 với chủ đề “Dịch chuyển xã hội” sẽ tóm tắt những chuyển biến quan trọng trong vị thế xã hội của cá nhân và hộ gia đình tại Việt Nam những năm gần đây, và nhìn những dịch chuyển này từ lăng kính giảm nghèo bền vững. Nghiên cứu dịch chuyển xã hội không chỉ mô tả những thay đổi của một cá nhân qua thời gian, mà còn so sánh những thay đổi đó giữa các thế hệ. Phân tích cho thấy trình độ giáo dục, thu nhập và nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng tới dịch chuyển xã hội của con cái”. Bạn đoc có thể đọc toàn văn báo cáo của Oxfarm tại: https://cng-cdn.oxfam.org/vietnam.oxfam.org/s3fs-public/file_attachments/Chuy%E1%BB%87n%20B%E1%BA%A5t%20b%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BA%B3ng%20s%E1%BB%91%202_0.pdf

Đặc biệt, trong báo cáo này của Oxfarm có sử dụng các kết quả nghiên cứu từ đề tài Nafosted của TS Trần Quang Tuyến làm chủ nhiệm, với nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh và nghề nghiệp của cha mẹ tới bất bình đẳng trong lựa chọn công việc của thanh viên Việt Nam, đã được công bố trên tạp chí Children and Youth Services Review (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0190740917310241).


Khoa KTCT