Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Đỗ Xuân Bách


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Xuân Bách 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/10/1990 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 5757/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 3643/QĐ-ĐHKT ngày 26/12/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ;

Quyết định số 3702/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2018 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;

7. Tên luận án: Quản trị công cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị 9. Mã số: 9310102.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- PGS. TS Nguyễn Ngọc Thanh

- PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận bằng việc đưa ra khung khái niệm về quản trị công cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh của DNNVV. Các khái niệm của quản trị công, đặc điểm của quản trị công, quản trị địa phương và các khía cạnh của quản trị địa phương đã được tổng quan và làm rõ. Tác giả đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, khung phân tích góp phần hình thành hệ thống lý luận phục vụ định hướng cho phân tích thực trạng của chất lượng quản trị công đối với hoạt động kinh doanh của DNNVV trên các khía cạnh về lợi ích của doanh nghiệp với các bên liên quan.

- Luận án đánh giá về quản trị công cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh của DNNVV tại Việt Nam trên cơ phân tích 4 nội dung: (1) vai trò của quản trị công đối với hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp; (2) vai trò chất lượng quản trị công đến lợi ích của nhà nước (thông qua xem xét nghĩa vụ của DNNVV đối với nhà nước thông qua đóng thuế); (3) vai trò của quản trị công với lợi ích của người lao động (thông qua vai trò của quản trị công đối với tiền lương và các ích lợi khác của người lao động); (4) vai trò của quản trị công đối với lợi ích của xã hội và cộng đồng (bảo vệ môi trường). Để thực hiện đánh giá đảm bảo tính hệ thống, logic và toàn diện, tác giả sử dụng phương pháp kết hợp cả định tính (phỏng vấn sâu) và định lượng trong đó phương pháp định tính giúp xác định vấn đề, trên cơ sở lý luận để nhận biết được các tồn tại, kết quả đồng thời phương pháp định lượng giúp đánh giá xu hướng tác động từ đó làm rõ hơn những vấn đề đã được xác định bởi phương pháp định tính.

 - Luận án đã phân tích thực trạng chỉ ra kết quả mang lại của cải thiện chất lượng quản trị công cho cả Nhà nước, xã hội, người lao động và DNNVV. Một môi trường kinh doanh với chất lượng quản trị công tốt hơn sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp hơn, từ đó tạo ra nhu cầu lao động lớn hơn. Nhu cầu lao động cao hơn đẩy tiền lương lên một mức cao hơn. 
     - Phát hiện của Luận án này cho thấy cải thiện chất lượng quản trị cấp tỉnh bằng cách đơn giản hóa các thủ tục quản trị với mục đích giảm chi phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, dễ dàng tiếp cận đất đai và an ninh của cơ sở kinh doanh và cung cấp thông tin liên quan đến kinh doanh minh bạch để các doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí không chính thức và yêu cầu về thời gian cho các thủ tục và kiểm tra quan liêu. Quản trị tốt đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, cung cấp hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, đào tạo lao động chất lượng và thủ tục pháp lý hiệu quả để giải quyết tranh chấp. Tất cả các biện pháp này sẽ giúp cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh, tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng quản trị cộng tốt hơn có hiệu quả mạnh hơn đối với các công ty nhỏ và siêu nhỏ mới thành lập, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật cao hơn. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

     Căn cứ vào những phát hiện từ phân tích thực trạng cùng với việc đánh giá bối cảnh và kết hợp với quan điểm đường lối của Đảng đã xác định những thuận lợi khó khăn trong ảnh hưởng của chất lượng quản trị công đối với các khía cạnh hoạt động kinh doanh của DNNV, tác giả đã đưa ra những quan điểm về thực hiện thúc đẩy nâng cao chất lượng quản trị công và thúc đẩy hiệu quả đối với DNNVV trong thời gian tới đó là: (1) Nhà nước cần cải cách mạnh thủ tục hành chính và chỉ nên đóng vai trò kiến tạo; (2) Tăng cường và minh bạch hóa thông tin, nâng cao tham gia giám sát và góp phần nâng cao chất lượng quản trị công (3) Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.(4) Đảm bảo quyền kinh doanh, bình đẳng tiếp cận nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp. (5) giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Thêm nữa, nghiên cứu cũng đề xuất các nhóm giải pháp  chung và cụ thể kiến nghị cho các doanh nghiệp địa phương cải thiện hiệu quả.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mặc dù vậy, luận án vẫn còn có một số hạn chế và từ đó gợi mở các hướng nghiên cứu mới tiếp theo gắn với bối cảnh và yêu cầu quản trị công mới tại Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng quản trị công cấp tỉnh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chứ không theo dõi kết quả của toàn bộ doanh nghiệp. Thêm nữa, kết quả nghiên cứu chỉ đúng trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn cần có nghiên cứu để tìm hiểu rằng chất lượng quản trị công có ảnh hưởng thực sự tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một quá trình lâu dài hay không.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Đỗ Xuân Bách, 2020. Nâng cao chất lượng quản trị công: kinh nghiệm Singapore, Tạp chí kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 574 tháng 10 năm 2020, tr. 49.

2

Đỗ Xuân Bách, 2020. Thực trạng quản trị công cấp tỉnh qua chỉ số năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2016-2018 ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 576 – tháng 11 năm 2020, tr. 67


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code CTDTVZ
Content