Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Thanh Huyền 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/11/1988 4. Nơi sinh: Đức Thọ, Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:

Quyết định số 1179/QĐ-ĐHKT, ngày 21/06/2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 13/QĐ-ĐHKT ngày 07/01/2019 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ;

Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: “Sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu: nghiên cứu trường hợp ngành nông nghiệp”

8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế 9. Mã số: 9310106.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Dựa trên tổng quan tài liệu, Luận án đã hệ thống được khung lý thuyết và khung phân tích bao gồm các khía cạnh phân tích liên quan đến sự tham gia của doanh nghiệp vào GVC; đồng thời đề xuất phương pháp nghiên cứu sự tham gia của doanh nghiệp vào GVC theo cả hai cách tiếp cận định lượng và định tính nhằm khám phá sâu hơn bản chất của hiện tượng này;

- Luận án đã khám phá được các đặc điểm liên quan đến sự tham gia của doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam vào GVC, bao gồm:

+ Tỷ lệ tham gia của các doanh nghiệp nông lâm thủy sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu khá cao, hơn 48% tổng giá trị xuất khẩu liên quan đến hoạt động trong GVC. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia vào liên kết ngược cao hơn tỷ lệ tham gia vào liên kết xuôi cho thấy các doanh nghiệp nông lâm thủy sản trong nước còn phụ thuộc vào nhập khẩu hàng hóa trung gian để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, do đó giá trị thu về không cao.

+ Trong mối liên kết với khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp thường ở thế bị động, sản xuất theo đơn đặt hàng và phụ thuộc vào các yêu cầu của khách hàng.

+ Khả năng mở rộng thị trường, gia tăng doanh số và lợi nhuận là những giá trị rõ ràng nhất mà các doanh nghiệp đạt được thông qua GVC. Đối với một số doanh nghiệp khác, những lợi ích từ việc tiếp thu kiến thức và công nghệ lan tỏa từ các đối tác trong GVC cũng được ghi nhận.

+ Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn cả từ nội tại lẫn bên ngoài trong quá trình hội nhập vào GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp. Quy mô doanh nghiệp nhỏ dẫn đến hạn chế nhiều về nguồn lực, sự gia tăng các rào cản về tiêu chuẩn quốc tế là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa thể mở rộng và gia tăng hiệu quả tham gia trong GVC. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.

- Thêm nữa, Luận án đã tổng hợp được bài học kinh nghiệm của Ấn Độ và Thái Lan trong việc thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu để làm cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách và chiến lược cho Việt Nam. Đặc điểm chung làm nên thành công ở hai quốc gia này là cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc ban hành và thực hiện các chính sách đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp và các chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Luận án đã rút ra một số giải pháp chiến lược cho doanh nghiệp và gợi mở chính sách cho chính phủ nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam vào GVC. Trong đó, tầm nhìn chiến lược cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia một cách hiệu quả hơn trong GVC nằm ở việc gia tăng giá trị cho sản phẩm mà họ cung cấp thông qua các chiến lược nâng cấp từ đơn giản đến phức tạp. Nhiệm vụ của Chính phủ là tăng cường các chính sách tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và dịch vụ liên quan để hỗ trợ sự phát triển của GVC trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào GVC

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Khung phân tích và lý thuyết liên quan đến GVC trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp vào GVC có thể được áp dụng trong các nghiên cứu khác.

- Các đề xuất liên quan đến giải pháp, chính sách trong luận án có thể áp dụng cho các doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi và tham gia hiệu quả hơn vào GVC.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nâng cấp vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trong GVCs lĩnh vực nông nghiệp

- Nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia hoặc nâng cấp của doanh nghiệp Việt Nam trong GVC.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Phan Thị Thanh Huyền, 2018: “Thách thức trong phát triển chuỗi giá trị ngành sữa tại các quốc gia đang phát triển: kinh nghiệm tổ chức hợp tác trong chuỗi giá trị sữa ở Ấn Độ”. Hội thảo “Tham gia chuỗi giá trị: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tổ chức ngày 11/5/2018, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2

Phan Thị Thanh Huyền, 2019: “Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia trong Chuỗi giá trị toàn cầu”. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, 4/2019, trang 23-35. Đồng tác giả với PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi và Shashi Kant Chaudhary.

3

Phan Thị Thanh Huyền, 2019: “Participation of Small and medium-sized enterprises in the global value chain”. Vietnam Economic Review, No.7 (299), July 2019, pp.3-13. Đồng tác giả với PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi và Shashi Kant Chaudhary.

4

Phan Thị Thanh Huyền, 2020. “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu: trường hợp các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 31 tháng 11/2020, trang 39-42.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code WXFKUS
Content