Trang Đào tạo sau đại học
 Search

Thông tin Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Lâm


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Lâm 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 24/01/1982 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3686/QĐ-ĐHKT của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế 9. Mã số: 9340410.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quốc Hội; TS. Lưu Quốc Đạt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã phân tích được thực trạng QLNN về ANNLĐ theo các nội dung: xây dựng chiến lược, kế hoạch đảm bảo ANNLĐ; xây dựng chính sách đảm bảo ANNLĐ; tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch đảm bảo ANNLĐ, và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện công tác đảm bảo ANNLĐ.

- Luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí chính đánh giá công tác quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam.

- Trên cơ sở các kết quả phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về ANNLĐ, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện công tác QLNN về ANNLĐ tại Việt Nam, gồm: Hoàn thiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia; Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo an ninh năng lượng điện; Hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện; Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện; Hoàn thiện tổ chức thực hiện và bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện; Sử dụng năng lượng điện hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo trong sản xuất điện; Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành điện; Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các dự án đầu tư nguồn điện; Xây dựng thị trường điện cạnh tranh; Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành điện.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được sử dụng trong việc đào tạo an ninh phi truyền thống nói chung và an ninh năng lượng nói riêng, có thể làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng và hoạch định chính sách về đảm bảo an ninh năng lượng điện.

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo đối với công tác xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch,… ngành điện tại Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu các xu hướng phát triển năng lượng điện tại Việt Nam trong thời gian tới.

Nghiên cứu quản lý nhà nước về an ninh nguồn nước trong bối cảnh khu vực.

Nghiên cứu quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu các chỉ số đánh giá hiêu quả quản lý nhà nước đối với ngành điện Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyễn Trúc Lê, Lưu Quốc Đạt, Nguyễn Đức Lâm, Ứng dụng mô hình phân tích thứ bậc để xác định mức độ tác động của các nhân tố gây mất an ninh năng lượng tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương, 2017

2

Nguyễn Trúc Lê, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Đức Lâm, Xác định các nhóm nguy cơ gây mất an ninh năng lượng tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế&Phát triển, 2018

3

Nguyen Truc Le, Nguyen An Thinh, Nguyen Thi Vinh Ha, Nguyen Dinh Tien, Nguyen Duc Lam, Nguyen Van Hong, Nguyen Tat Tuan, Luc Hens. Assessing Water Resource Use Efficiency based on the Extended Two-Stage Data Envelopment Analysis (Dong Nai River Basin, Vietnam), Springer Conference Proceedings “Economics, Development and Sustainability” (EDESUS 2019).

4

Lưu Quốc Đạt, Nguyễn Thị Phan Thu, Nguyễn Đức Lâm, Phát triển năng lượng tái tạo tại Đức – một số hàm ý cho Việt Nam, Sách: Việt Nam và Đức: Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội (2020).

5

Nguyễn Đức Lâm. Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện, Tạp chí Kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương, 2020


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code VDQOWH
Content