Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Anh

Tên đề tài luận án: Tác động của các nhân tố tài chính và phi tài chính đến ý định áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn của các doanh nghiệp tại Việt Nam



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Anh            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/10/1993                                                                 4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3894/QĐ-ĐHKT ngày 15/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):  Quyết định số 1413/QĐ-ĐHKT ngày 13/5/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ

7. Tên đề tài luận án: Tác động của các nhân tố tài chính và phi tài chính đến ý định áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn của các doanh nghiệp tại Việt Nam

8. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng                                 9. Mã số: 9340201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú, 2. TS. Nguyễn Thị Hương Liên

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích và đo lường tác động của các nhân tố tài chính và phi tài chính đến ý định áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn (KDTH) của các doanh nghiệp tại Việt Nam, trên cơ sở đó đó đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp và hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy ý định thực hiện mô hình KDTH của doanh nghiệp. Luận án giới hạn khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bởi những doanh nghiệp này có xu hướng nhận thức rõ ràng hơn về những thách thức của thiếu hụt nguyên vật liêu, năng lượng, tài nguyên trong quá trình sản xuất. Thông qua phân tích dữ liệu sơ cấp từ bảng khảo sát và dữ liệu thứ cấp từ tài liệu tổng quan, luận án đã phân tích thực trạng ý định áp dụng mô hình KDTH của các doanh nghiệp được khảo sát, đồng thời phân tích tác động của các nhân tố tài chính và phi tài chính đến ý định áp dụng mô hình KDTH của các doanh nghiệp trong bài khảo sát. Cụ thể, luận án đã phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích tác động của các nhân tố độc lập tới biến phụ thuộc thông qua mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả kiểm định cho thấy có 06 nhân tố tác động tích cực và có tính thống kê tới ý định áp dụng mô hình KDTH của doanh nghiệp. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tài chính (nguồn vốn, lợi ích kinh tế kỳ vọng, năng lực quản trị chi phí) đến ý định áp dụng mô hình KDTH là trọng yếu hơn so với các nhân tố phi tài chính (áp lực xã hội, năng lực công nghệ, năng lực đổi mới). Luận án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Kết quả của luận án đã đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn.

Thứ nhất, luận án đã lượng hoá được tác động của các nhân tố tài chính và phi tài chính đến ý định áp dụng mô hình KDTH của các doanh nghiệp và khẳng định ý định áp dụng mô hình KDTH của doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động đáng kể hơn của nhóm nhân tố tài chính.

Thứ hai, luận án đã thu thập được nhiều ý kiến, quan điểm có giá trị đến từ các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển mô hình KDTH. Đó là những minh chứng thực tế đối với các nhà hoạch định chính sách để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao ý định áp dụng mô hình KDTH của doanh nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả các cam kết của Nhà nước ta hướng tới một nền kinh tế phát triển nhanh, tuần hoàn, bền vững. 

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Luận án gợi ý một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau:

- Thứ nhất, có thể tăng cường các nghiên cứu thực nghiệm để làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và ý định của doanh nghiệp trong áp dụng mô hình KDTH thông qua dữ liệu thứ cấp thu thập qua báo cáo của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Để có thể theo dõi sự ảnh hưởng mang tính ẩn trong thời gian dài như vậy, các nghiên cứu mới cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu một thời điểm và đa thời điểm (longitudinal), đa không gian thì sẽ có thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu một cách thuyết phục hơn.

- Thứ hai, trong tương lai, có thể xem xét các nhân tố khác ảnh có khả năng ảnh hưởng đến ý định của doanh nghiệp trong áp dụng mô hình KDTH, đặc biệt là các xu hướng quản trị doanh nghiệp mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo.

- Thứ ba, nên mở rộng phạm vi nghiên cứu thông qua cỡ mẫu quan sát ở các doanh nghiệp Việt Nam để tăng tính tin cậy, tính đại diện cho tổng thể hơn. Các nghiên cứu mới có thể tiếp tục kiểm định thang đo đã phát triển trong nghiên cứu này ở các bối cảnh môi trường để tìm ra các tri thức mới trong lĩnh vực.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyen-Thi-Phuong Anh, Le-Kim, Son, Nguyen-Thu, Hang, & Nguyen-Anh, Tuan. (2022). The influences of cultural values on consumers’ green purchase intention in emerging markets: an evidence from South Korea and Vietnam. Current Psychology, 1-18.

2

Nguyen-Thi-Phuong Anh, To-The Nguyen, Nguyen-Thi-Huong Lan & Nguyen-Anh, Tuan. (2022). Towards The Circular Economy: The Role of Culture in Enhancing Sustainable Consumption in Asia,  International Symposium on Water, Ecology and Environment (ISWEE 2022).  Proceeding published with index by SCITEPRESS.

3

Nguyen-Thi-Phuong Anh, Nguyen-Thi-Huong Lien, Tran-Thi-Thanh Tu. (2021) Circurlar Economy - International practices and implications for Vietnam. International Conference on Comtemporary Issues in Sustainable Development.

4

Tran-Thi-Thanh Tu., Nguyen-Thi-Phuong Anh, & Thu, H. N. (2022). Advancing the Circular Business Models in Developing Countries: Lessons from China. Green and Low-Carbon Economy.

5

Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Thi Phuong Anh, Vu Van Tich. (2022). Tổng quan về Kinh tế Tuần hoàn và định hướng ứng dụng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. 610(5). 99-101

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN