Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Võ Thị Hồng Lan

Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Võ Thị Hồng Lan             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/09/1983                                                   4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1999/QĐ-ĐHKT ngày 12/7/2019

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 2166/QĐ-ĐHKT ngày 14/07/2022

7. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                                   9. Mã số: 9340410.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Huy Đường

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã phân tích, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài của luận án. Trong đó, những chủ đề phân tích bám sát với định hướng nội dung của công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị được nghiên cứu trong luận án. Qua đó, luận án đã khẳng định những vấn đề luận án kế thừa, phát huy từ những nghiên cứu đã có, cũng như những vấn đề mới được tập trung nghiên cứu trong luận án.

- Luận án nghiên cứu đã làm rõ những lý luận cơ bản về đô thị, đô thị hóa nói chung, KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị, phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị. Quan trọng nhất, luận án đã khái quát đầy đủ, khoa học khung lý luận QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị. Trong đó làm rõ: khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương pháp, công cụ, mục tiêu, nguyên tắc, bộ máy, các nội dung QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị. Đối với các nội dung QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị, luận án căn cứ trên các nội dung QLNN về kinh tế theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Ngoài ra, luận án đã phân tích được ảnh hưởng của 02 nhóm nhân tố chủ quan và khách quan đến QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị. Có thể khẳng định rằng, những vấn đề lý luận đã được xây dựng chính là căn cứ có ý nghĩa quan trọng đối với các nội dung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

- Luận án đã phân tích kinh nghiệm về quản lý và phát triển KCHT giao thông đô thị tại Trung Quốc và 02 TP lớn của nước ta (gồm: TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ có thể áp dụng cho TP Hà Nội.

- Luận án đã phân tích thành công thực trạng hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội, phân tích bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP, phân tích công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP trong giai đoạn 2015- 2021 trên các nội dung: (1) Xây dựng QH, KH, CS phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ; (2) Tổ chức thực hiện QH, KH, CS phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ; (3) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ. Qua đó, luận án đã đánh giá và làm nổi bật lên những điểm mạnh, những điểm yếu và giải thích nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội.

- Sau cùng, luận án đã đề xuất được một số định hướng, 04 nhóm giải pháp và 03 nhóm kiến nghị bám rất sát với logic từ lý luận ở chương 2, kết quả phân tích thực trạng ở chương 3, đồng thời cũng được đề xuất dựa trên sự tính toán, so sánh với điều kiện thực tế ở TP Hà Nội, có tác dụng hoàn thiện công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: QLNN về vốn đầu tư trong phát triển, thu hút các nguồn lực ngoài nguồn lực về vốn đầu tư trong phát triển giao thông tĩnh đường bộ trong các đô thị đặc biệt ở Việt Nam như TP. HCM, Đã Nẵng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Võ Thị Hồng Lan (2020). Attracting investment capital for static transportation infrastructure development in Ha Noi. International Conference on Economic Management in Mineral Activities – EMMA 5 (ISBN: 978-604-9955-87-7), trang 113-119

2

Võ Thị Hồng Lan (2020). Static traffic planning: The basic to attract investment in static traffic infrastructure in Hanoi. International Conference on Economic Management in Mineral Activities – EMMA 5 (ISBN: 978-604-9955-87-7), trang 225-232

3

Vo Thi Hong Lan (2021). Researching solitions to improving state management in developing static road transport infrastructure in Ha noi. IRA Journal of Business Management, pp. 40-48,   ISSN: 2708-5147

4

Nguyễn Văn Lành và Võ Thị Hồng Lan (2022), Đồng Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2022, Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện Chính sách  phát triển hệ thống (kết cấu) hạ tầng giao thông tĩnh trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, Nghiệm thu Tháng 11 năm 2022

5

Phan Anh, Vo Thi Hong Lan, Phan Huy Duong (2021). Determination of land fund for the development of static road traffic demand in Hanoi (Vietnam). Journal of the Polish Mineral Engineering Society, No.2, Vol.1, pp. 243-250

6

Vo Thi Hong Lan (2021). Mobilize investment capital on road transport infrastructure development in the world and suggestions for Hanoi city. Inernational Journal of Miltidisciplinary Research and Growth Evaluation, Vol.2, Issue 6m pp. 141-144,  ISSN: 2582-7138

7

Nguyễn Văn Lành, Võ Thị Hồng Lan (2022), Hệ thống giao thông tĩnh và chính sách phát triển của Hà nội.Tạp Chí  Châu Á- Thái Bình Dương, Số 619 tháng 9-2022, tr 70-72

8

Võ Thị Hồng Lan (2022), Thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. Tạp Chí   Châu Á- Thái Bình Dương, Số 620 tháng 10-2022, tr 56-58

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN