Thái độ của người tiêu dùng đối với sức khỏe và môi trường và hành vi mua thực phẩm địa phương

Bài báo “Consumers’ Health and Environmental Attitudes and Local Food Purchases” của TS. Trần Thế Lân - giảng viên UEB và cộng sự công bố trên tạp chí Int. J. Environ. Res. Public Health 2025, 22(2) nghiên cứu tâm lý và động lực của người tiêu dùng đối với thực phẩm địa phương tại Missouri, Hoa Kỳ, đặc biệt liên quan đến những mối quan tâm sâu sắc về y tế và môi trường trong bối cảnh hậu COVID-19. Tác giả sử dụng thiết kế thí nghiệm lựa chọn rời (Discrete Choice Experiment) kết hợp với mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đo lường mức độ sẵn lòng chi trả (WTP) cho các nhãn hiệu “local” và "Missouri Grown".



Kết quả cho thấy người tiêu dùng hỗ trợ nông sản địa phương sẵn sàng chi nhiều hơn cho sản phẩm mang nhãn hiệu địa phương, nhưng mức chi sẽ thấp hơn ở nhóm người lo ngại về GMO và dư lượng thuốc trừ sâu. Các thái độ chung về môi trường không đỳ lại ảnh hưởng đáng kể tới quyết định chi trả.

Nghiên cứu đóng góp một góc nhìn mới vào động lực tiêu dùng thực phẩm địa phương, đặc biệt là tách biệt được ảnh hưởng của các biến tiềm tàng về sức khoẻ và môi trường đến quyết định mua sắm. Sử dụng phương pháp SEM cho phép để lộ ra được các yếu tố ti ti\u1ềm tàng (động lực) đứng sau các biến quan sát, giúp chính xác hơn trong việc đánh giá tác động của chúng đến WTP. Nghiên cứu cũng xác định rõ ràng rằng nhãn hiệu mang tên bang ("Missouri Grown") được đánh giá cao hơn so với nhãn chung "local", do tính rõ ràng và chính thức. Đối với nhóm người tiêu dùng có lo ngại về sức khoẻ (GMO, thuốc BVTV), mức độ WTP cho sản phẩm địa phương thấp hơn rõ rệt, gợi ý rằng cần truyền thông rõ hơn về quy trình sản xuất, đặc biệt với nông sản hữu cơ.

Từ đó, các khuyến nghị chính sách bao gồm:

  • Khuyến khích người sản xuất địa phương minh bạch hơn về quy trình canh tác (không GMO, giảm hoặc không dùng hoá chất).
  • Xây dựng và truyền thông nhãn hiệu địa phương mang tính cam kết với cộng đồng, gắn với sự phát triển bền vững và sức khoẻ.
  • Các chương trình chợ hỗ (như Missouri Grown) nên xem xét chiến lược truyền thông phù hợp với từng đối tượng (dựa theo nhân khẩu học và thái độ).

 

>>> THÔNG TIN BÀI BÁO

Tran, L.; Su, Y. Consumers’ Health and Environmental Attitudes and Local Food Purchases. Int. J. Environ. Res. Public Health 2025, 22, 298. https://doi.org/10.3390/ijerph22020298
 


 


P. NCKH&HTPT tổng hợp


Các tin khác