Phát triển kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh mới

Cuốn sách chuyên khảo Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới bao gồm các bài viết được chọn lọc từ Hội thảo khoa học “Bối cảnh trong nước và quốc tế: Cơ hội, thách thức đối với thương mại và đầu tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức tại Trà Vinh vào tháng 9/2022. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các độc giả quan tâm với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.



Cùng với cả nước, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa tích cực hội nhập, phát triển kinh tế, vừa căng mình chống chịu với những thiên tai, dịch bệnh cùng với những ảnh hưởng không nhỏ từ những biến động của thế giới và khu vực. Tuy là một khu vực kinh tế với nhiều tiềm năng như địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu ôn hoà, nguồn lao động dồi dào, v.v... nhưng hiện nay khu vực này còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như chất lượng tăng trưởng thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao, năng suất lao động thấp, chất lượng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thách thức từ biến đổi khí hậu toàn cầu... Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như hoạt động thương mại, đầu tư và các ngành kinh tế của khu vực.

Tác giả: PGS.TS. Hà Văn Hội, PGS.TS. Diệp Thanh Tùng, TS. Vũ Thanh Hương (Đồng chủ biên)

Loại bìa: Bìa mềm

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 474

Giá bìa: 200.000

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

ISBN: 978-604-384-452-8

Cuốn sách bao gồm ba phần: 

PHẦN 1: Các vấn đề phát triển kinh tế chung tại Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung vào phân tích chiến lược và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước như đại dịch Covid-19, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu hướng chuyển đổi số trên phạm vi toàn cầu, chiến tranh giữa Ukraine và Nga, xu hướng xanh hoá nền kinh tế trước áp lực biến đổi khí hậu toàn cầu… Các tác giả cũng phân tích những mô hình phát triển kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn,… nhằm thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới và trong nước.

PHẦN 2: Phát triển thương mại và đầu tư: Tập trung bàn về hoạt động thương mại và đầu tư của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, các các giả đã phân tích thực trạng đầu tư và thương mại của khu vực, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cho phát triển kinh tế khu vực, cũng như đẩy mạnh các hình thức thương mại mới như thương mại điện tử, hay ứng dụng công nghệ blockchain cho hoạt động này.

PHẦN 3: Phát triển các ngành kinh tế: Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh mới đến việc phát triển các ngành kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tập trung vào các ngành như dịch vụ logistics, nông nghiệp, du lịch, bảo hiểm xã hội,… từ đó đưa ra một số hàm ý nhằm đẩy mạnh sự phát triển của các ngành này. 

___________

LIÊN HỆ:

Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 

Tel: 0917782404 (Ms. Ngọc Anh)

Email: phongtcxb@vnu.edu.vn 

Website: http://ueb.edu.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch


Trường Đại học Kinh tế