Tên đề tài luận án: Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tô Linh Hương
2. Giới tính: Hà Nội
3. Ngày sinh: 14/2/1988
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1550/QĐ-SĐH ngày 05/08/2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài, thay đổi người hướng dẫn 2, gia hạn thời gian đào tạo.
7. Tên đề tài luận án: Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
9. Mã số: 62 31 01 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn chính: GS. TS. Phùng Xuân Nhạ
- Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thứ nhất, luận án đã tổng quan cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, trong đó tập trung phân tích những đặc điểm, cơ cấu, các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè. Từ đó, luận án làm rõ những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị hàng nông sản và chuỗi giá trị ngành hàng chè toàn cầu, chỉ rõ khâu mang lại giá trị thấp nhất là khâu trồng trọt, khâu có giá trị cao nhất là khâu Marketing.
- Thứ hai, luận án nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chuỗi giá trị ngành hàng chè của những quốc gia hàng đầu thế giới, từ đó đưa ra những bài học quý báu cho Việt Nam. Qua những nghiên cứu các quốc gia cụ thể là Kenya, Nhật Bản, Sri Lanka…, luận án đưa ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng chè xuất khẩu của Việt Nam.
- Thứ ba, luận án đã khái quát toàn bộ ngành chè của Việt Nam trên những khía cạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình chế biến và xuất khẩu để thấy được những lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.
- Thứ tư, luận án phân tích chi tiết sự tham gia của từng tác nhân vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, từ đó có góc nhìn toàn diện về tiềm năng của mỗi tác nhân trong chuỗi, giúp lựa chọn những khâu có lợi thế nhất để tham gia.
- Thứ năm, luận án làm rõ các yếu tố tác động đến sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị ngành hàng chè toàn cầu thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát và xử lý số liệu với phần mềm SPSS 15.0.
- Cuối cùng, luận án đề xuất một số giải pháp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc hoạch định chính sách nhằm tăng cường năng lực tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, cũng như nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình lựa chọn khâu có lợi thế nhất để tham gia vào chuỗi.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Những kết quả nghiên cứu của Luận án có thể gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi giá trị toàn cầu; nghiên cứu chuỗi giá trị của các hàng hóa nông sản Việt Nam; nghiên cứu giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu cho hàng hóa nông sản Việt Nam …
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyen Viet Khoi, Hoang Thi Hai Yen, Tong Van Khai, To Linh Huong, Nguyen Tien Duc (2017), Key Analysis on the Diary Value Chain in Viet Nam: Evidences from the Case of Ba Vi, Journal of Agribusiness in Developing and Emerging Economies, Issue 2, 2017 (forthcoming).
- Tô Linh Hương (2016), Nhận diện chuỗi giá trị của ngành hàng chè Việt Nam và một số hàm ý chính sách, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 484 tháng 12/2016.
- Nguyễn Việt Khôi và Tô Linh Hương (2016), Chuỗi giá trị toàn cầu ngành chè: Kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 1 (237), tháng 1/2016.
- Nguyen Viet Khoi, Chu Huong Lan, To Linh Huong (2015), Vietnam Tea Industry: An Analysis from Value Chain Approach, International Journal of Managing Value and Supply Chains, Vol. 6, No. 3, tháng 9/2015.
>>> Xem hoặc tải tóm tắt luận án
tại đây.