Tên đề tài: Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/09/1977
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3204/QĐ - SĐH ngày 8 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh người hướng dẫn khoa học theo quyết định số 1372/QĐ - ĐHKT ngày 02/8/2011 của Trường Đại học Kinh tế và điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 957/QĐ – ĐHKT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên luận án: Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
9. Mã số: 60 34 05 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận liên quan đến đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Cụ thể, luận án đã xác định và làm rõ các đặc điểm về nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, tổ chức đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án đã xác định và đánh giá một cách tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV, bao gồm các yếu tố thuộc về DNNVV và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng rõ rệt đến đào tạo cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra rằng, đào tạo cán bộ quản lý có ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng quản lý và kết quả hoạt động của DNNVV.
- Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV trước các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Những phân tích trong luận án đã chỉ ra rằng, đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV hiện nay còn nhiều hạn chế cả về nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, mức độ thực hiện đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo; đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV chưa đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV, luận án đưa ra các kết luận, đánh giá những thành công và những hạn chế của đào tạo, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án cung cấp hệ thống cơ sở lý thuyết cho vấn đề đào tạo, phát triển cán bộ quản lý trong DNNVV nhằm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
- Kết quả phân tích và các đề xuất trong luận án có giá trị tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý, các tổ chức, hiệp hội và các DNNVV trong việc tiếp tục tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho DNNVV ở Việt Nam.
13. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu hiệu quả đào tạo và mối quan hệ của đào tạo cán bộ quản lý đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
- Đặng Thị Hương (2011), “What do you know about Human resource training in small and medium enterprises in Vietnam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Kinh tế, Kinh doanh và Kế toán, Kuala Terengganu, Malaixia, 11/2011. (đồng tác giả)
- Đặng Thị Hương (2013), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội (3), tr. 10-17.
- Đặng Thị Hương (2013), “Phát triển vốn nhân lực - giải pháp vượt khủng hoảng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Ngày nhân sự Việt Nam, Hà Nội, tr. 137-142.
- Đặng Thị Hương (2014), “Quản trị tinh gọn với đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội, 4/2014, tr. 119 - 136. (Đồng tác giả).
- Đặng Thị Hương (2014), “Đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Khoa học Thương mại (6), tr. 42-47. (Đồng tác giả).