Tên luận án: Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1. Tên tác giả: Phùng Văn Dũng
2. Ngành khoa học của luận án: Kinh tế chính trị
3. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 01
4. Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Các thông tin chính của luận án:
5.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp trong quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập KTQT.
- Nghiên cứu lý luận chung về phát triển nông nghiệp (nông - lâm - thủy hải sản) trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp trong qúa trình gia nhập WTO của một số quốc gia (khu vực) và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phân tích những đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam và những cam kết và ảnh hưởng của gia nhập WTO đến lĩnh vực nông nghiệp.
- Thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách thức, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, có hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; đi từ trừu tượng tới cụ thể; phương pháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, phương pháp chỉ số, kết hợp các phương pháp phân tích thực tiễn để tìm ra xu hướng, đặc trưng và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những quan điểm của các học giả và các trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, những vấn đề cần được bổ sung và những nghiên cưú mới.
Chương 2: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và phân tích phát triển nông nghiệp dưới tác động của WTO; rút ra cơ sở lý luận, khung lý thuyết và tiêu chí; kinh nghiệm trong việc phát huy thời cơ và hạn chế thách thức đến phát triển nông nghiệp.
Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, logic, sơ đồ, biểu đồ, phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh trước và sau khi gia nhập WTO; nhằm làm rõ tác động của gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp, thời cơ và thách thức; những cam kết và việc thực thi cam kết của Việt Nam; thành tựu, yếu kém của nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO và nguyên nhân.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa, rút ra định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao và bền vững trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
5.3. Các kết quả chính
- Góp phần hệ thống hoá lý luận về phát triển nông nghiệp trong quá trình gia nhập WTO, kinh nghiệm của một số nước giải quyết vấn đề này.
- Làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực, thời cơ và thách thức của việc gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp.
- Phân tích các cam kết và điều chỉnh chính sách liên quan đến nông nghiệp của Chính phủ trong quá trình gia nhập WTO.
- Đánh giá thực trạng của phát triển nông nghiệp trước và sau khi gia nhập WTO, rút ra những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, hiệu quả và bền vững.