Trang tin tức sự kiện
 
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Ảnh minh họa.
Kiểm định chất lượng là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài các trường đại học. Kiểm định chất lượng giáo dục đã có một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, nhưng trước đây ít được các nước khác biết đến.



Trong quá trình phi tập trung hoá và đại chúng hoá giáo dục đại học, cácchuẩn mực giáo dục đại học bị thay đổi và khá khác nhau giữa các trường đạihọc do chất lượng tuyển sinh đầu vào bị hạ thấp, qui mô tăng nhanh nhưng tài chính tăng chậm, các yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động đến nhà trường. Đặc biệt, giáo dục đạihọc của thế giới đang dần dần chuyển từ nền giáo dục đại học theo định hướng của Nhà nước hay theo định hướng học thuật của nhà trường sang nền giáo dục đại học theo định hướng của thị trường. Trong bối cảnh đó, kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới để duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục đại học và không ngừng nâng cao chất lượngdạy và học.

Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp) nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực qui định (SEAMEO, 2003). Một đánh giá không nhằm mục đích đưa ra một quyếtđịnh công nhận thì không phải là kiểm định chất lượng. Kiểmđịnh,trong tiếng Anh - Mỹ là Accreditation, còn trong tiếng Anh - Anh là Recognition. Hiện nay Việt Nam, tuy đã thống nhất về nội hàm và thuật ngữ tiếng nước ngoài, nhưng trong tiếng Việt vẫn có những người sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách: kiểm định, kiểm nhận hay công nhận…

Kiểm định chất lượng khôngphải là một hiện tượng mới. Với bản chất xemxét, đánh giá và công nhận kết quả, quá trình này đã và đang được sử dụng để công nhận hay cho phép mở mới một trường hay một ngành đào tạo. Kiểm định chất lượng cũng được nhiều nước sử dụng để định kỳ xem xét, đánh giá và công nhận các trường đại học hay các chương trình đào tạo đang duy trì các chuẩn mực qui định.

Mục đích chínhcủa kiểm định chất lượng là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhấtđịnhtrong đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồnnhân lực vàđảm bảo quyền lợi cho người học. Một số nơi, kiểmđịnh còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay với các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Một số không ít các tổ chức, cơ quan quan tâm đến việc trường đại học/ ngành đào tạođã được kiểm định hay chưa trước khi đưa ra quyếtđịnh tài trợ hay không tài trợ cho trường đại học / ngành đào tạo đó. Học sinh vàphụhuynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển cũngcân nhắc xem nhà trường hay ngành đào tạo có được kiểm định hay không. Kiểm định chất lượng do một cơ quan hay một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. Cơ quan hay tổ chức đó có thể thuộc Nhà nước hoặc không thuộc Nhà nước. Ở Mỹ và Bắc Mỹ, cơ quan kiểm định thuộc Hiệp hội các trường đại học hay Hiệp hội nghề nghiệp. Ở nhiều nước châu Âu và châu Á, kiểm định có sự tham gia của Nhà nước.

Kiểm định có thể là kiểm định trường hay kiểm định chương trình đào tạo. Đối tượng kiểm định có thể chỉ có các trường tư hay cả trường công lẫn trường tư.

Kiểm định cũng có thể tự nguyện hay bắt buộc. Các trường ĐH, các chương trình đào tạo Mỹ có thể tham gia kiểm định một cách tự nguyện, nhưng chỉ những sinh viên theo học tại các trường ĐH hay các chương trình đào tạođã được kiểm định mới có thể vay tiền của Nhà nước để đi học. Ở Hungary kiểm định là bắt buộc đối với tất cả các trường ĐH.

Kết quả kiểm định có thể là được kimđịnh” / “khôngđược kimđịnh”,

được kiểm định điều kiện (“được kimđịnh nhưng…”). Một số nơi như Philippins áp dụng 4-6 mức kiểm định khác nhau để tạo điều kiện cho các trường phấn đấu vươn lên. Thực tiễn kiểm định khá đa dạng và phức tạp, nhưng hầu như thống nhất mộtqui trình và gồm có 4 bước nhưsau:

Bước 1: Xây dựng hoặc cập nhật các công cụ kiểm định chất lượng

Bước 2: Tự đánh giá của nhà trường

Bước 3: Đánh giá từ bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp)

Bước 4: Công nhận nhữngtrường hoặc nhữngchương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Trong bước thứ nhất, các công cụ kiểm định chất lượng bao gồm các tiêu chuẩn / tiêu chí, các văn bản hướng dẫn và đặc biệt là khung pháp lý cho loại công việc này (ví dụ: Qui định về kiểm định…).

đây, tiêu chuẩn được hiểu là mức độ yêu cầu và các đòi hỏi mà nhà trường hay các chương trình đào tạo của nhà trường phảiđáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định. Cácđòihỏi này bao hàm những yêu cầu về chất lượng, kết quả đạt được, tính hiệu quả, khả năng tài chínhvững vàng, sự tuân theocác quy định và luật lệ quốc gia, và sự ổn định của nhà trường (CHEA, 2001).

Với cách hiểu này thì tiêu chuẩn chất lượng khá trừu tượng, còn rất định tính. Để dễ đo đếm hơn, các tiêu chuẩn được chia thànhcác tiêu chuẩn con ít định tính hơn,được gọi là tiêu chí (Ở một số nước như Mỹ và Bắc Mỹ, khái niệm “tiêu chí được dùng như “tiêu chuẩn”, nhưng ở châu Âu thì “tiêuchí” được dùng theo nghĩa hẹp hơn tiêu chuẩn). Trong bản báo cáo này, các tiêu chí được hiểu là các tiêu chuẩn con dùng để kiểm định công nhận một trường hay một chương trình đào tạo củanhà trường.

Ở bước thứ 2, nhà trường sử dụng các công cụ kiểm định chất lượng để triển khai tự đánh giá trong phạm vi một chương trình đào tạo hay trong phạm vi toàn bộ nhà trường. Đây là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là viết một báo cáo phê và tự phê. Tự đánh giá là một quá trình tự học tập, tự nghiên cứu và tự hoàn thiện theo các chuẩn mực đã ban hành để nhà trường hay chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định. Quá trình này thường kéo dài từ 6 tháng đến 18 tháng. Mỹ, quá trình tự đánh giá thường kéo dài 18 tháng. Đó là khoảng thời gian cần thiết đểnhà trường tự nhận thấy những khiếm khuyết của mình vàphấn đấuđể khắc phục những khiếm khuyết đó. Ở nhiều nước châu Âu, tuy trước đây chưa áp dụng qui trình kiểm định nhưngđã sửdụng tự đánh giá nhưmột công cụ tự hoàn thiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Tự đánh giá có ưu điểm là do chính những thành viên của nhà trường trực tiếpthực hiện. Họ là những người hiểu rõ trường ĐH / chương trình đào tạo của họ hơn ai hết. Nhưng tự đánh giá thường thiếu khách quan do những người không chuyên thực hiện. Ngược lại, đánh giá đồng nghiệp hay đánh giá bên ngoàilà một quá trình nhằm làm tăng thêm giá trị của kết quả tự đánh giá. Đánh giáđồngnghiệp do các chuyên gia tốt nhất trong cùng một lĩnh vực chuyên môn triển khai thực hiện. Quá trình đánh giá đồng nghiệp nhằm làm sáng tỏ thêm những vấn đề chưa được đề cập đầy đủ trong báo cáo tự đánh giá và nhằm tăng thêmtính giá trị của chính bản báo cáo tựđánhgiá. Một biện pháp để kiểm soát tính trung thực của báo cáo tự đánh giá và báo cáo của đoàn chuyên gia đánh giá bên ngoài là công bố công khai hai báo cáo này trên các thông tin đại chúng.

Khác với các hình thức đánh giá được sử dụng ở Anh quốc và một số nước khác, không có một sự công nhận chính thức kết quả đạtđược của từng trường hay của từng ngành đào tạo sau mỗi đợtđánhgiá, trong qui trình kiểm định chất lượng, những trường đại học hay ngành đào tạo đạt được các tiêu chuẩn kiểm định đều được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định.Điều này cũng tương tự như các doanh nghiệpđang được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO. Việc một trườngđại học hay một ngành đào tạođược công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định là một sự xác nhận rằng nhà trường hay chương trình đào tạo đó cóđủ cácđiều kiện cần thiết để đảm bảo là sẽ đào tạo được nhữngsinh viên tốt nghiệpđáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
----------------------

Tài liệu tham khảo:

  1. Council for Higher Education Accreditation. (2001). Glossary of Key Terms in Quality Assurance and Accreditation. Retrieved October 17, 2000 from the World Wide Web: http://www.chea.org/international/inter_glossary01.html.
  2. Southeast Asian Ministers ofEducation Organization. (2003). Framework for Regional Quality Assurance Cooperation in Higher Education.

TS Phạm Xuân Thanh

Trưởng Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục


Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Bộ GD-ĐT Đăngở Tạp chí Giáo dục, số 115, tháng 6/2005