Trang tin tức sự kiện
 
Những tác động nổi bật ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Việt Nam

Một trong những tác động tiêu cực lớn nhất, trực tiếp nhất, sớm nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đối với Việt Nam là lĩnh vực xuất, nhập khẩu ở tất cả các mặt: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng, trong đó nổi bật là thị trường và giá cả.


Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quí I/2009, chiếm 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tiếp đến là EU, ASEAN, Nhật Bản. Nhưng xuất khẩu vào Mỹ giảm 6,4%, hay giảm khoảng 157 triệu USD; xuất khẩu vào EU giảm 9,8% , hay giảm 239 triệu USD (chủ yếu là giày dép, thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ); xuất khẩu vào ASEAN giảm 5,8%, hay giảm 129 triệu USD (trong đó dầu thô giảm 41,6%, điện tử, máy tính và linh kiện giảm 26,1%, dây điện và cáp điện giảm 47,1%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 10,3%, riêng gạo tăng 104%, hàng dệt may tăng 27,7%); Nhật Bản giảm tới 35%, hay giảm 700 triệu USD. Chỉ có 5 thị trường trên đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 55,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 13,4% hay giảm trên 1,2 tỷ USD. Các thị trường còn lại đạt trên 6,2 tỷ USD, tăng khoảng 54%.
Như vậy, trong điều kiện những thị trường lớn nhất do kinh tế bị suy thoái, nhu cầu tiêu dùng co lại, bị sụt giảm mạnh, thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã tranh thủ mở rộng sang các thị trường khác bị ảnh hưởng hơn để tăng xuất khẩu. Đây là cách để hạn chế sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện các thị trường lớn còn gặp khó khăn.
Một trong những nguyên nhân làm cho xuất khẩu tăng thấp hoặc giảm là do giá cả xuất khẩu trong 4 tháng qua đã bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng có thể tính được do đơn giá, tình trạng trên được thể hiện như sau:
Dầu thô giá giảm tới 54%, đã làm giảm tới 2319 triệu USD (m ặc dù lượng xuất khẩu tăng 20,2%, nhưng do giá giảm mạnh, nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã giảm 1597 triệu USD, hay giảm 44,7%). Cà phê do giá giảm 26,4% đã làm giảm 291 triệu USD (mặc dù lượng xuất khẩu tăng 18,8%, nhưng do giá giảm , nên kim ngạch xuất khẩu cà phê đã giảm 117 triệu USD, hay giảm 12,6%). Cao su do giá giảm tới 42,7%, đã làm giảm 163 triệu USD. Gạo do giá giảm 4%, đã làm giảm 48 triệu USD. Hạt tiêu do giá giảm 34%, đã làm giảm 47 triệu USD. Hạt điều do giá giảm 13,8% đã làm giảm 29 triệu USD. Chè do giá giảm 1,8%, đã làm giảm 1 triệu USD.
Chỉ có 7 mặt hàng trên do giá giảm đã làm giảm 2899 triệu USD. Con số này nếu so với tổng kim ngạch trong 4 tháng cùng kỳ năm trước đã chiếm 32,4%, nếu so với kim ngạch của những mặt hàng trên trong 4 tháng cùng kỳ năm trước đã lên đến 47,9%.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 23,0$ tổng kim ngạch nhập khẩu quí I của Việt Nam), giảm 31%, hay giảm 1,3 tỷ USD. ASEAN giảm 51,8%, hay giảm gần 2,7 tỷ USD. Nhật Bản giảm 26,3% hay giảm 500 triệu USD. EU giảm 18,4%, hay giảm gần 250 triệu USD. Mỹ giảm 24%, hay giảm gần 200 triệu USD. Tính chung 5 thị trường đã giảm khoảng 4,9 tỷ USD, hay giảm 36,8%. Tính ra các thị trường còn lại mà Việt Nam nhập khẩu trong quý I năm nay là trên 4,2 tỷ USD, giảm khoảng gần 4 tỷ USD, hay giảm 48,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ giảm của 7 thị trường trên.
Một trong những nguyên nhân làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do giá nhập khẩu bị sụt giảm mạnh. Những mặt hàng có thể tính được đơn giá thì 4 tháng năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước như sau: Xăng dầu do giá giảm 51% đã làm giảm 1746 triệu USD. Chất dẻo do giá giảm 34,5% đã làm giảm 382 triệu USD. Sắt thép do giá giảm 22,7% đã làm giảm 340 triệu USD; riêng phôi thép giá giảm tới 39,9% đã làm giảm 140 triệu USD. Phân bón do giá giảm 26,9% đã làm giảm 172 triệu USD; riêng Ure do giá giảm 20% đã làm giảm 30 triệu USD. Sợi dệt do giá giảm 34% đã làm giảm 64 triệu USD. Lúa mỳ do giá giảm 35,4% đã làm giảm 54 triệu USD. Giấy các loại do giá giảm 6,8% đã làm giảm 14 triệu USD. Bông do giá giảm 11,9% đã làm giảm 10 triệu USD.
Chỉ 8 mặt hàng trên do giá giảm đã làm giảm 2783 triệu USD, bằng 9,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cùng kỳ năm trước, bằng 15,6% tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng năm 2009; bằng 27,8% kim ngạch của 8 mặt hàng trên trong 4 tháng cùng kỳ năm trước, bằng 61% kim ngạch của 8 mặt hàng trong 4 tháng năm nay. Đó là những tỷ lệ rất cao và tác động lớn đối với sự sụt giảm của nhập khẩu. Điều đó nói lên hai điều:
- Nó là thời cơ để các nhà nhập khẩu hàng giá rẻ phục vụ đổi mới thiết bị công nghệ và sản xuất tiêu dùng ở trong nước;
- Góp phần giảm nhập siêu (do có tái xuất vàng nên 4 tháng đầu năm đã xuất siêu).

Những thị trường xuất, nhập khẩu lớn trong quý I/2009

Đơn vị: tỷ USD

Thị trường

Kim ngạch

Xuất khẩu

 

Mỹ

2,3

EU

2,2

ASEAN

2,1

Nhật Bản

1,3

Nhập khẩu

 

Trung Quốc

2,9

ASEAN

2,5

Nhật Bản

1,4

EU

1,1

Mỹ

0,


(Vinanet)