Kinh tế Quốc tế là nghề của thời hội nhập (ảnh báo Công Thương)
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang đặt ra một nhu cầu cấp thiết đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là yêu cầu đào tạo và phát triển một đội ngũ lao động có kiến thức và hiểu biết vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế, có khả năng phân tích chính sách, khả năng ngoại ngữ cũng như được trang bị các kỹ năng về quan hệ đối ngoại để có thể đảm đương một cách hiệu quả các vị trí mà xã hội đặt ra trong quá trình hội nhập. Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã giải quyết được bài toán nhân lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Ngành học đa-zi-năng
Xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy kinh tế quốc tế phát triển mạnh và ngày càng trở thành nhân tố quan trọng. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam tăng cường giao thương, buôn bán với nhiều quốc gia. Ngoại thương trở thành ngành quan trọng, quyết định sự phát triển của quốc gia. Kinh tế quốc tế là lĩnh vực hấp dẫn với cơ hội thăng tiến cao trong công việc. Hiện nay, ngành kinh tế quốc tế đang thiếu nhân lực trầm trọng do yêu cầu kỹ năng khi tuyển dụng của ngành này khá cao. Bên cạnh giỏi kinh tế - vững chuyên môn, nhân lực ngành kinh tế quốc tế còn phải giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế quốc tế được giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN mang đến cho học viên cơ hội phát triển và lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh toàn cầu tại các công ty tư nhân, tập đoàn đa quốc gia, tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.
Trong bối cảnh các luồng vốn đầu tư từ nước ngoài vẫn liên tục chọn Việt Nam làm điểm đến, nhu cầu nhân lực có kỹ năng làm việc tốt có thể đảm nhận các trọng trách trong môi trường quốc tế vẫn đang tăng nhanh từng ngày. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN luôn cộng tác chặt chẽ với các doanh nghiệp hàng đầu nhằm cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn nhất và đảm bảo nội dung học tập luôn được cập nhật những vấn đề, xu hướng và thay đổi hiện nay.
Nâng tầm vị thế nghề nghiệp
Học viên hoàn thành chương trình Thạc sĩ Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sẽ hội tụ đủ những tố chất và năng lực để làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh, cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức phi chính phủ, công ty tư vấn và các doanh nghiệp Việt Nam có hình thức kinh doanh, sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến khách hàng quốc tế. Một vài cơ hội nghề nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế có thể kể đến như:
- Nhà quản lý hoặc chuyên viên tư vấn và triển khai dự án quốc tế: Có năng lực tham gia quản lý, tư vấn, tổ chức triển khai các dự án quốc tế tại các tổ chức như UN, IMF, WB, ADB… và các tổ chức phi chính phủ.
- Nhà quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước: đảm nhận các công việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh cũng như tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, chuỗi cung ứng và logistics tại các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
- Giảng viên, nghiên cứu viên hoặc chuyên viên tại các cơ quan chính phủ: Có năng lực giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu. Có năng lực phân tích, tư vấn chính sách tại các bộ, ngành địa phương trong cả nước.
Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Trúc Lê (thứ 3 từ trái sang) tham gia ký kết đào tạo lĩnh vực logistics, một lĩnh vực quan trọng trong ngành Kinh tế Quốc tế
Phương pháp giảng dạy nâng cao tính ứng dụng
Đội ngũ giảng viên của Khoa KT&KDQT có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến, có kiến thức thực tiễn cũng như có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu,sẽ giúp học viên tiếp cận những khía cạnh thực tiễn nhất và hội tụ bản lĩnh để phát triển sự nghiệp xuyên quốc gia. Trong quá trình học tập, học viên sẽ được dẫn dắt và truyền đạt kiến thức từ những bài tập tình huống (case study) thực tế của những doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu trên thế giới để đúc rút bài học, mang lại những kinh nghiệm quý báu và thực tiễn cho công việc của mình. Ngoài ra, các dự án làm việc nhóm sẽ giúp học viên mở rộng tư duy và phát triển góc nhìn đa chiều qua quá trình học tập và làm việc với các học viên, những người có chung chí hướng nhưng có trải nghiệm và chuyên môn khác biệt.
Đặc biệt hơn, chương trình Thạc sĩ Kinh tế quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sẽ tạo điều kiện để học viên có các trải nghiệm tham quan học tập thú vị và hữu ích với các trường đại học đối tác nước ngoài. Học viên có cơ hội tham gia các khóa học ngắn hạn với học viên của các trường đại học quốc tế trong các chuyến tham quan, công tác tại Việt Nam.
Chia sẻ từ người trong cuộc
Rất nhiều học viên, cựu học viên ngành Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã chia sẻ: “Trong quá trình học thạc sĩ kinh tế quốc tế, chúng tôi được cung cấp kiến thức tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc học tập cũng như định hướng chuyên môn cho công việc”.
Anh Bùi Văn Việt, cựu học viên ngành Kinh tế quốc tế khóa 2014, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chia sẻ: "Học chương trình Thạc sĩ Kinh tế quốc tế đã trang bị cho tôi một bước đệm quan trọng trong sự nghiệp. Tấm bằng Thạc sĩ đã giúp tôi có một vị trí đặc biệt nổi trội trong thị trường lao động. Hiện nay, tôi đang đảm nhiệm vị trí Phó phòng kinh doanh ngành hàng điều hòa của Công ty Panasonic Việt Nam. Với đặc thù công việc mang tính quốc tế cao, thông qua các môn học trong chương trình đào tạo, tôi đã nắm bắt được các hoạt động kinh doanh quốc tế tại không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đã giúp ích rất nhiều trong công việc hiện nay của tôi.”
>> Thông tin tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế quốc tế xem tại đây.