Trang Nghiên cứu
 
Nhóm Nghiên Cứu Quản trị tinh gọn Made in Vietnam

Nhóm nghiên cứu được thành lập vào năm 2014, do PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Trường Đại học Kinh Tế, ĐHQGHN làm trưởng nhóm. Với những nỗ lực và kết quả đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học, vào ngày 18 tháng 10 năm 2017, nhóm nghiên cứu Quản trị Tinh gọn đã được công nhận là nhóm nghiên cứu tiềm năng của ĐHQGHN (theo QĐ số: 4045/QĐ- ĐHQGHN). Mang trong mình sứ mệnh nghiên cứu các giải pháp áp dụng Quản trị Tinh gọn thuần Việt hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng xuất cho doanh nghiệp/tổ chức Việt và góp phần phát triển bền vững kinh tế đất nước, kể từ khi thành lập đến này, nhóm đã đạt được các thành tựu đáng khích lệ về các sản phẩm nghiên cứu, gắn nghiên cứu với đào tạo trong chiến lược quốc tế hóa của Trường ĐHKT, ĐHQGHN.


I. Về hoạt động nghiên cứu khoa học:

Nhóm nghiên cứu đã và đang thực hiện 03 đề tài cấp ĐHQG và cấp nhà nước về chủ đề Quản trị Tinh gọn. Một số kết quả từ các đề tài nghiên cứu đã được chuyển giao áp dụng trong thực tiễn đào tạo tại trường ĐHKT Đại học Quốc gia Hà nội (quản trị tinh gọn là chủ đề nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, tiến sĩ và đại học của sinh viên học sinh, nghiên cứu sinh) và  tại một số tổ chức tại Việt nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức.

  • Đề tài Nghiên cứu mô hình ra quyết định tối ưu cho doanh nghiệp và tổ chức dựa trên tích hợp lý thuyết mô phỏng và phương pháp Quản tri Tinh gọn Made in Vietnam, Đề tài cấp Quốc gia, NAFOSTED, Mã số: 502.02-2015.11. Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Đăng Minh. Đề tài đang triển khai.
  • Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình Quản trị Tinh gọn tại các trường đại học Việt Nam, Đề tài cấp ĐHQGHN, Mã số QG.17.31. Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Đăng Minh. Đề tài đang thực hiện.
  • Đề tài Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài cấp ĐHQGHN, 2013-2015. Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Đăng Minh. Đề tài đã nghiệm thu.

II. Về công bố khoa học:

Nhóm nghiên cứu đã công bố tổng cộng 16 ấn phấm quốc tế và trong nước trong đó có 06 bài báo thuộc danh mục ISI/SCOPUS và 04 sách, kỷ yếu chuyên khảo dành cho các doanh nghiệp/tổ chức tại Việt Nam

  • 06 Bài báo thuộc danh mục ISI/SCOPUS:
  1. Nguyen Dang Minh, (2015), “A new application model of lean management in small and medium sized enterprises”. International Journal of Simulation Modeling, Vol 14, No 2, pp. 289-298. (ISI)
  2. Nguyen Dang Minh, (2020),  “A new decision making model for manufacturing line design in Vietnamese manufacturing plants”. International Journal of Information Technology Project management, Vol 11, No 3. (SCOPUS)
  3. Nguyen Dang Minh, et al., (2020), “The new model for teaching collaboration between universities and enterprises: In case of Vietnam. International Journal of Education and Practice, Vol 8, No. 2, pp 233-247. (SCOPUS)
  4. Nguyen Dang Minh, (2018), “A new decision making model based on the Made in Vietnam lean management philosophy”, Economics and Sociology, Vol 11, No 1, pp 44-60. (SCOPUS)
  5. Nguyen Dang Minh, et al., (2017), “Application of visual management in small medium enterprises in Viet Nam”, International Journal of Entrepreneurship and Innovation Management, Vol 21, No 6, pp 509-529. (SCOPUS)
  6. Nguyen Dang Minh, et al., (2016), “Made in Vietnam” Lean Management model for Sustainable Development of Vietnamese Enterprises”, 13th Global Conference on Sustainable Manufacturing – Decoupling Growth from Resource Use.  Proceeding of the CIRP 40 (2016) 602 – 607, pp 602-608. (SCOPUS)
  • 04 sách, kỷ yếu khoa học:
  1. Nguyễn Đăng Minh, Soemon Takakuwa, Nguyễn Hồng Sơn, “Manufacturing and Environmental management” (Sách chuyên khảo, tiếng Anh), Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, ISBN 978-604-57-0000-6.
  2. Nguyễn Đăng Minh cùng cộng sự, Common Platform to a sustainable society in the dynamic Asia Pacific, APCIM 2016 (Sách kỷ yếu hội thảo, tiếng Anh), Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
  3. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Minh, “Áp dụng Quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (Sách kỷ yếu hội thảo, tiếng Việt), Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, ISBN 978-604- 939-807- 0.
  4. Nguyễn Đăng Minh, “Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam - Các mô hình áp dụng thực tiễn” (Sách kỷ yếu hội thảo, tiếng Việt), ISBN 978-604- 939-908-0.

II. Về các hoạt động tổ chức, tham gia tổ chức cùng ĐHKT ĐHQG HN các hội thảo trong nước và quốc tế:

Từ khi thành lập đến nay, nhóm nghiên cứu đã tổ chức, phối hợp tổ chức và tham gia nhiều hội thảo trong nước và quốc tế. Thông qua các chương trình hội thảo, nhóm nghiên cứu đã không ngừng truyền thổi Quản trị Tinh gọn Thuần Việt vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức giúp cho các doanh nghiệp/tổ chức Việt nâng cao năng suất, phát triển bền vững, đồng thời lan tỏa Quản trị Tinh gọn ra cộng đồng các nhà khoa học, doanh nghiệp nước ngoài, khẳng định vị thế của một trường phái quản trị tinh gọn thuần Việt. Các hội thảo tiêu biểu bao gồm:

1. Chuỗi hội thảo quốc gia về Quản trị Tinh gọn: Hội thảo lần thứ nhất được tổ chức với chủ đề Áp dụng Quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp vào năm 2014. Hội thảo đã tổ chức thành công, thu hút trên 150 nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn; đại diện các nhà quản lý đến từ các tổ chức/doanh nghiệp trong nước và quốc tế; các giảng viên, nghiên cứu viên đến từ các trường đại học và cơ sở nghiên cứu, tư vấn đào tạo trong nước quan tâm đến chủ đề này. Hội thảo lần thứ hai với chủ đề Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam - Các mô hình áp dụng thực tiễn tổ chức vào năm 2015. Hội thảo lần thứ ba với chủ để Quản trị đại học tinh gọn tại Việt Nam tronng thời kỳ CMCN lần thứ tư được tổ chức vào năm 2018. Hội thảo đã đóng góp một hướng đi mới tiềm năng cho việc nghiên cứu đổi mới quản trị đại học tại Việt Nam hiện nay. Chuỗi hội thảo quốc gia về Quản trị Tinh gọn đã trở thành một sản phẩm uy tín, giúp nhóm nghiên cứu tạo dựng được thương hiệu đối với cộng đồng các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp/tổ chức tại Việt Nam.

Hội thảo lần thứ nhất Áp dụng Quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp năm 2014

Hội thảo lần thứ hai Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam - Các mô hình áp dụng thực tiễn năm 2015

Hội thảo lần thứ ba Quản trị đại học tinh gọn tại Việt Nam tronng thời kỳ CMCN lần thứ tư năm 2018

2. Nhóm nghiên cứu, cùng ĐHKT - ĐHQGHN phối hợp với Hiệp hội nghiên cứu Thông tin và Quản lý Nhật Bản (Japan Society for Information and Management) tổ chức Hội thảo Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương về Quản trị Thông tin (Asia Pacific Conference on Information Management, APCIM 2016) với chủ đề: Nền tảng chung cho một xã hội bền vững trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đầy năng động. Hội thảo có sự tham dự của các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu từ Hiệp hội nghiên cứu Thông tin và Quản trị Nhật Bản, Hiệp hội nghiên cứu Thông tin và Quản trị Hàn Quốc, đại diện các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các công ty công nghệ đến từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tại hội thảo nhóm nghiên cứu đã trình bày các kết quả nghiên cứu về Quản trị Tinh gọn thuần Việt là hệ thống tư duy phương pháp quản trị nền tảng, hỗ trợ tối ưu các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam đổi mới công nghệ thành công bắt kịp với xu hướng thế giới và nhận được sự khẳng định của các nhà nghiên cứu quốc tế. Hội thảo là cơ hội quý báu để khoa học và công nghệ quản trị Việt Nam từng bước giao lưu, hội nhập với nền khoa học công nghệ thế giới. Đồng thời nâng cao thương hiệu, củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH Kinh tế nói riêng và ĐHQGHN nói chung với các tổ chức khoa học uy tín trong và ngoài nước.

Nhóm nghiên cứu tham gia tổ chức hội thảo Châu Á Thái Bình Dương về Quản trị Thông tin (Asia Pacific Conference on Information Management, APCIM 2016)

3. Nhóm nghiên cứu đã tham gia tích cực vào diễn đàn nghiên cứu về Cách mạng công nghiệp 4.0 do trường Đại Học Chuo, Nhật Bản chủ trì cùng với các nhóm nghiên cứu khác đến từ Trung Quốc, Nhật Bản bao gồm Đại học Nagoya, Đại học Chuo (Nhật Bản); Đại học Tổng hợp Thiên Tân, Đại học Công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc); Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc gia  Đài Loan; Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại diện tổ chức Keidanen Nhật Bản, và các lãnh đạo doanh nghiệp của Nhật Bản. Từ năm 2017 đến nay, nhóm đã tham gia báo cáo các kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng Quản trị Tinh gọn thuần Việt trong doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trên mọi lĩnh vực trong thời kì Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tại các hội thảo thường niên do trường Đại học Chuo Nhật Bản tổ chức. Các kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đều khẳng định Quản trị tinh gọn 4.0 đóng vai trò nền tảng cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển tiến tới dựng mô hình quản trị doanh nghiệp/tổ chức quản trị hiệu quả để có thể phát huy được các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 hướng tới tăng năng suất và phát triển bền vững xã hội (hạn chế các mặt tiêu cực, không hỗ trợ phát triển bền vững, mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0).

PGS.TS Nguyễn Đăng Minh (trưởng nhóm nghiên cứu) tham gia trình bày về mô hình quản trị công nghệ tinh gọn thuần Việt tại  hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 do tại trường  Đại Học Chuo, Nhật Bản qua các năm

Ngoài các hội thảo tiêu biểu nêu trên, nhóm nghiên cứu cũng tích cực giao lưu, học hỏi, lan tỏa Quản trị Tinh gọn thuần Việt ra cộng đồng các nhà nghiên cứu quốc tế thông qua các hội thảo quốc tế khác như:  Hội thảo “75th ASEAN Business Advisory Council Meeting and Related Meeting” được tổ chức tại Singapore năm 2018; Hội thảo “The 14th ASJA-ASCOJA International symposium Shinise in Globalization era” được tổ chức tại Indonesia năm 2018.

III. Về những thành tựu hợp tác đào tạo cho sinh viên quốc tế

Tháng 08/2019 nhận lời mời của Đại Học Seinan Gakuin, Nhật Bản, PGS.TS Nguyễn Đăng Minh trưởng nhóm nghiên cứu đã tham gia giảng dạy môn học “Quản trị tinh gọn thuần Việt” trong chương trình Global study, kỳ hè cho sinh viên ngành thương mại và Quản trị Kinh doanh của Đại học Seinan Gakuin, Nhật Bản. Thông qua chương trình, phương pháp quản trị tinh gọn thuần Việt để hỗ trợ tăng năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp Nhật và doanh nghiệp Việt tại Việt Nam đã được đón nhận tích cực và nhận được sự đánh giá cao từ các sinh viên, giảng viên của Đại học Seinan Gakuin.

Năm 2018, nhóm nghiên cứu đã tăng cường hợp tác với Đại học Osaka City Nhật Bản thông qua 2 chương trình: (i) Chương trình giảng dạy trao đổi nghiên cứu về Quản trị Tinh gọn tại ĐH Osaka City của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh và (ii) Chương trình giao lưu quốc tế về nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp giữa 40 sinh viên Đại học Osaka City và sinh viên  ĐH Kinh tế, ĐHQGHN. Thông qua chương trình giao lưu quốc tế giữa sinh viên 2 trường đại học, sinh viên Chất lượng cao và sinh viên chuẩn Quốc tế ngành QTKD của ĐHKT đã có cơ hội tham gia cọ sát quốc tế, nâng cao các kỹ năng quản trị và tăng tính thực tiễn của bản thân. Chương trình đã đóng góp thiết thực vào hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học theo định hướng Quốc tế hóa của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
 

PGS.TS Nguyễn Đăng Minh giảng dạy trao đổi về Quản trị Tinh gọn tại ĐH Osaka City

Kể từ khi thành lập đến nay, với những hoạt động tích cực và sự nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ của các thành viên, nhóm nghiên cứu đã trở thành tổ chức nghiên cứu có trường phái, đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu áp dụng Quản trị Tinh gọn thuần Việt vào các tổ chức tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động khác nhau như nghiên cứu công bố các ấn phẩm khoa học, tổ chức và tham gia các buổi hội thảo giao lưu học thuật quốc tế, các hoạt động xây dựng cộng đồng doanh nghiệp tinh gọn, nhóm nghiên cứu đã ngày càng truyền thổi Quản trị Tinh gọn vào thực tiễn, tạo ra giá trị gia tăng đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt. Đồng thời, trong quá trình hoạt động của mình, nhóm nghiên cứu đã liên tục củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác chiến lược với các tổ chức, mạng lưới uy tín trong nước và quốc tế, lan toả Quản trị Tinh gọ thuần Việt tới các tổ chức quốc tế, góp phần nâng cao thương hiệu cho Trường ĐH Kinh Tế nói riêng và ĐHQG Hà Nội nói chung.

VI. Định hướng hoạt động giai đoạn 2020-2025:

Dựa trên nền tảng các thành tựu đã đạt được từ khi thành lập đến nay, trong giai đoạn 2020-2025 nhóm nghiên cứu Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam sẽ tập trung nghiên cứu áp dụng chuyển giao Hệ thống tư duy và phương pháp của trường phái Quản trị Tinh gọn thuần Việt (Made in Vietnam) vào 2 lĩnh vực trọng yếu: 

(1)  Áp dụng Quản trị Tinh gọn tại khu vực công: Nghiên cứu áp dụng Quản trị Tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức công hiện nay. Đồng thời xây dựng một hệ thống quản trị thuần Việt phù hợp với thực tiễn của các tổ chức công tại Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức công tại Việt Nam, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình cải cách, đổi mới trong khu vực công, góp phần phát triển các tổ chức công ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, góp phần phát triển bền vững kinh tế đất nước.

(2)  Áp dụng Quản trị Tinh gọn trong quản trị các tổ chức giáo dục, đào tạo, tập trung vào Quản trị đại học và Quản trị trường học. Hiện nay một số kết quả nghiên cứu về Quản trị đại học tinh gọn của nhóm nghiên cứu đã được chuyển giao áp dụng thử nghiệm tại một số bộ phận cụ thể của ĐHQGHN. Với tiền đề đó, trong giai đoạn từ 2020-2025, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung đẩy mạnh nghiên cứu theo hướng áp dụng sâu và rộng Quản trị Tinh gọn vào hệ thống quản trị đại học và quản trị trường học với mục tiêu tháo gỡ nút thắt về đổi mới quản trị đại học và trường học mà ngành giáo dục đang gặp phải hiện nay. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam, đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực cao cho đất nước.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN