Tuyển sinh chương trình CLC
 

Chương trình đào tạo thạc sĩ CLC chuyên ngành Kinh tế biển




I. THÔNG TIN CHUNG

Chương trình đào tạo thạc sĩ Chất lượng cao (CLC) theo đặc thù đơn vị chuyên ngành Kinh tế biển là chương trình đào tạo mang tính liên ngành về kinh tế biển, có định hướng chất lượng cao và ứng dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chương trình cung cấp hướng tiếp cận toàn diện và tích hợp trong hoạch định chính sách, quản trị, quản lý về kinh tế biển. Học viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội trở thành các nhà quản lý, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kinh tế biển và có đủ năng lực để tổ chức, điều hành, thực thi các hoạt động hoạch định chính sách, quản trị và quản lý trong lĩnh vực kinh tế biển. Tham gia chương trình đào tạo, học viên có cơ hội được giảng dạy bởi các chuyên gia cao cấp, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài được, có cơ hội tham gia các khóa đào tạo thực tế, thực tập trong và ngoài nước.

- Tên chuyên ngành đào tạo: Kinh tế biển
- Tên ngành đào tạo: Liên ngành
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tổ chức đào tạo: Tổ chức học vào cuối tuần (cả ngày thứ 7 và Chủ nhật)

- Địa điểm đào tạo: Khu giảng đường - Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017: 35

- Văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế biển/ The Degree of Master in Marine Economics

- Mục tiêu đào tạo:

+ Chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế biển cung cấp cho học viên cơ sở lý luận, phương pháp tư duy, kiến thức thực tiễn, toàn diện, đa ngành cùng các công cụ và kỹ năng hiện đại cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế biển, hoạch định và quản lý kinh tế tài nguyên biển, các chính sách phát triển các ngành kinh tế biển cụ thể hướng đến phát triển kinh tế biển một cách bền vững và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

+ Học viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Kinh tế biển có thể học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức để trở thành chuyên gia tư vấn/nhà quản lý/nhà nghiên cứu/giảng viên cao cấp trong lĩnh vực quản trị, quản lý về kinh tế biển.

II. THỜI GIAN - PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

2.1. Thời gian tuyển sinh

- Đợt 1: 22 và 23/4/2017

- Đợt 2: Dự kiến tháng 9/2017

3.2. Phương thức tuyển sinh

Thi tuyển/Xét tuyển với các môn thi sau đây:

- Môn thi cơ bản: Đánh giá năng lực

- Môn cơ sở: Kinh tế học

- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh

3.3. Điều kiện đầu vào

*Điều kiện văn bằng:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ).

TT

Học phần

Số tín chỉ

1

Hải dương học đại cương

3

2

Kinh tế biển

3


Tổng cộng:

6

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Hải dương học được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 03 học phần (9 tín chỉ).

TT

Học phần

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế phát triển

3


Tổng cộng:

12

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 06 học phần (18 tín chỉ).

TT

Học phần

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế phát triển

3

4

Kinh tế môi trường

3

5

Kinh tế biển

3

6

Hải dương học đại cương

3


Tổng cộng:

18

- Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Khai thác Vận tải được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 08 học phần (24 tín chỉ).

TT

Học phần

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế phát triển

3

4

Kinh tế môi trường

3

5

Kinh tế biển

3

6

Kinh tế công cộng

3

7

Kinh tế quốc tế

3

8

Hải dương học đại cương

3


Tổng cộng:

24

* Điều kiện thâm niên công tác:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển, Hải dương học được dự thi ngay;

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý được dự thi sau khi có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và quản lý trong lĩnh vực biển, hải dương, vận tải biển, tài nguyên biển hoặc môi trường biển;

- Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Khai thác Vận tải được dự thi sau khi có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và quản lý trong lĩnh vực biển, hải dương, vận tải biển, tài nguyên biển hoặc môi trường biển.

Ghi chú: Việc học bổ sung kiến thức (BSKT) phải hoàn thành trước khi dự thi. Thí sinh khi đăng ký học BSKT cần nộp Đơn xin BSKT (theo mẫu), Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (bản sao công chứng), Đơn xin miễn học BSKT (nếu có).

Thời gian nộp hồ sơ BSKT và lịch học BSKT theo dõi trên website/fanpage của chương trình.

IV. QUYỀN LỢI KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

- Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng: Được thiết kế theo hướng mở, có khả năng mở rộng và phát triển chuyên sâu trong tương lai và có sự đối sánh phù hợp với xu thế của quốc tế, đồng thời có tính linh hoạt và thực tiễn cao, phù hợp với các môi trường làm việc chuyên nghiệp của người học.

- Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn sâu: Đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo chương trình thạc sĩ Kinh tế biển của Trường Đại học Kinh tế phần lớn là những cán bộ đã tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, được tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, mạng lưới giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia có uy tín đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước, cùng với các chuyên gia nước ngoài, các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh tế biển.

- Hội đồng cố vấn:

+ PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Giảng viên Trường ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội)

+ PGS. TS Vũ Sĩ Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục biển và Hải đảo Việt Nam

+ TS Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chuyên đề: Chương trình bao gồm 2 buổi chuyên đề do khách mời là các chuyên gia cao cấp về kinh tế biển trong và ngoài nước. Các chuyên đề được lựa chọn là các vấn đề mới, thời sự có liên quan trực tiếp đến chương trình đào tạo.

- Thực tập thực tế trong nước: Mỗi khóa học dự kiến tổ chức cho các học viên 02 chuyến đi thực tế tại các khu vực có phát triển kinh tế biển ở Việt Nam, như: các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm cảng biển, khu bảo tồn đa dạng sinh vật biển kết hợp với phát triển nghề cá và phát triển du lịch.

- Study tour - Thực tập thực tế tại các trường đại học đối tác ở nước ngoài (1 tuần đến 10 ngày tại châu Âu, Mỹ hoặc các nước Đông Nam Á - không bắt buộc): Học viên có thể lựa chọn thêm chuyến đi thực tập thực tế này nhằm học hỏi thêm kinh nghiệm tại các nước tiên tiến, trao đổi kiến thức và kết nối với cộng đồng quốc tế. Đây thực sự là một lựa chọn bổ ích giúp học viên có thể mở rộng thêm tầm nhìn, tự tin hơn và đặc biệt tích lũy được những kiến thức từ các nước phát triển để có những ứng dụng khả thi đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam nói chung cũng như cho chính cơ quan, tổ chức mà học viên đang công tác nói riêng.

- Quy mô lớp học nhỏ: Với 35 học viên/khóa sẽ tạo điều kiện chặt chẽ cho quá trình trao đổi và học hỏi giữa giảng viên và sinh viên.

- Điều kiện phòng học: Phòng học có đủ âm thanh, ánh sáng, điều hòa, máy chiếu, bảng, flip chart.

- Teabreak: Học viên được cung cấp nước uống trong suốt buổi học, ăn nhẹ được phục vụ vào giữa giờ.

V. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP

- Nhóm 1: Cán bộ phân tích, nghiên cứu, cán bộ hoạch định, xây dựng chính sách, cán bộ kế hoạch tại các cơ quan quản lý Nhà nước ở các Bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển;

- Nhóm 2: Cán bộ phân tích, nghiên cứu, tư vấn chính sách, cán bộ kế hoạch tại các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực kinh tế biển; các cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định, xây dựng chiến lược trong các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tham gia kinh doanh khai thác các ngành kinh tế biển;

- Nhóm 3: Nhà nghiên cứu, giảng viên tại các cơ quan nghiên cứu và trường đại học có chuyên ngành đào tạo liên quan đến kinh tế biển.

VI. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TT

Mã số học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các HP tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

8





1 1

PHI 5002

Triết học

Philosophy

4

60

0

0


2 2

ENG 5001

Tiếng Anh cơ bản*

English for General Purposes

4

40

20

0


II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

52





II.1

Các học phần bắt buộc

26





3 3

HMO 6301

Đại cương về biển và đại dương

Introduction to Coasts and Oceans

3

35

10

0


4

INE 6005

Lý thuyết kinh tế vi mô

Microeconomics Theories

3

30

15

0


5 4

INE 6003

Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Macroeconomics Theories

3

30

15

0


6 6

FDE 6002

Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế biển

Marine Strategy Development

3

30

15

0


7

FDE 6003

Luật biển quốc tế và Việt Nam

International and Vietnam Marine Laws

3

30

15

0


8

HMO 6302

Quy hoạch không gian biển

Marine Spatial Planning

3

30

15

0


9

FDE 6005

Kinh tế tài nguyên và môi trường biển

Marine Resource and Environmental Economics

3

30

15

0


10

FDE 6006

Chính sách Tăng trưởng xanh

Green Growth Policy

3

30

15

0


11

INE 6001

Thiết kế nghiên cứu luận văn

Dissertation Research Design

2

20

10

0


II.2

Các học phần tự chọn

18/36





12

FDE 6007

Phân tích chính sách kinh tế biển Việt Nam

Vietnamese Marine Policy Analysis

3

30

15

0


13

HMO 6303

Quản lý hệ sinh thái biển

Marine Ecosystem Management

3

30

15

0


14

FDE 6009

Quản trị và an ninh biển

Marine Governance and Security

3

30

15

0


15

HMO 6304

Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Integrated Coastal Zone Management

3

35

10

0


16

FDE 6011

Thẩm định dự án đầu tư

(Project Appraisal)

3

30

15

0


17

FDE 6012

Các mô hình ra quyết đnh đa tiêu chun trong kinh tế và quản trMulti-criteria decision making models in economics and administration

3

30

15

0


18

FDE 6013

Quản lý, giám sát và đánh giá dự án công

Public Project Management

3

30

15

0


19

FDE 6014

Kinh tế học khu vực công

Economics of the Public Sector

3

30

15

0


20

FDE 6015

Phân tích và hoạch định chính sách công

Public Policy Analysis and Planning

3

30

15

0


21

FDE 6016

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng

Expanded Cost-Benefit Analysis

3

30

15

0


22

FDE 6017

Kinh tế học về Biến đổi khí hậu

Economics of Climate Change

3

35

10

0


23

INE 6006

Thương mại quốc tế: Chính sách và thực tiễn

International Trade

3

30

15

0


II.3

Thực tập thực tế và chuyên đề

8





II.3.1

Thực tập thực tế

4





24

FDE 6037

Thực tập thực tế 1

Internship 1

2

0

30

0


25

FDE 6038

Thực tập thực tế 2

Internship 2

2

0

30

0


II.3.1

Các chuyên đề

4/8





26

FDE 6039

Thương hiệu biển

Marine Trade Mark

2

20

10

0


27

HMO 6305

Chiến lược biển của một số quốc gia

Marine Strategies of some countries

2

20

10

0


28

HMO 6306

Phát triển khu đô thị biển

Marine Urban Development

2

20

10

0


29

FDE 6042

Sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển

Sustainable Livelihood for Coastal Communities

2

20

10

0


III

FDE 7001

Luận văn

9





Tổng cộng:

69





VII. LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Phòng 305, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điều phối viên chương trình: Lê Thị Thanh Hằng
Điện thoại: 043 7547 506 (máy lẻ 309) - Hotline: 0989.526.632

Email: hangltt@vnu.edu.vn
Website:
http://ktpt.ueb.edu.vn
Fanpage:
www.facebook.com/thacsikinhtebien



Họ tên Email
Địa chỉ Mã an toàn QITETE
Nội dung

Các tin khác