New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Vũ Thị Yến

Tên đề tài: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.


Tên đề tài: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Yến             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/12/1989                                        4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1999/GQQ-ĐHKT ngày 12/07/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, thời hạn từ ngày 12/07/2019 đến ngày 12/07/2022, văn bản gia hạn số 2166/QĐ-ĐHKT ngày 14/7/2022.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                 9. Mã số:9340101

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:    PGS.TS Trần Anh Tài

         PGS.TS Đinh Văn Toàn

11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần đóng góp làm rõ cơ sở lý luận về KQTHCV của giảng viên, stress trong công việc của giảng viên, và chỉ rõ nguồn gốc stres trong công việc của giảng viên đại học.

 Luận án đã khái quát được cơ sở lý luận về tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV, mô hình nghiên cứu về tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên với sự điều tiết của sự hỗ trợ xã hội.

Luận án đã bổ sung lý luận và đề xuất vai trò sự hỗ trợ của sinh viên và sự hỗ trợ của tổ chức hợp tác đến tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên. Thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ bằng phỏng vấn sâu đối với 5 giảng viên, luận án đã bổ sung hai thang đo về sự hỗ trợ của sinh viên và sự hỗ trợ của tổ chức đối tác. Việc bổ sung các thang đo có độ tin cậy phù hợp này đã giúp cho NCS đánh giá được vai trò điều tiết của sự hỗ trợ xã hội đến tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên một cách toàn diện.

Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá được bối cảnh giáo dục đại học và thực trạng đánh giá KQTHCV của GV tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay nói chung và tại Hà Nội nói riêng. Bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam đã được phân tích thông qua các dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá đặc điểm bối cảnh chung của các trường đại học tại Việt Nam nói chung và cụ thể đối với các trường đại học công lập. Luận án cũng trình bày được thực trạng công tác đánh giá KQTHCV của giảng viên tại các trường đại học hiện nay. Thông qua đó, xác định những đặc điểm chung và khác biệt giữa các trường đại học.

Luận án đã phân tích được nguồn gốc của stress trong công việc của giảng viên tại các trường đại học công lập bao gồm : Quá tải công việc, Mâu thuẫn vai trò, Sự không rõ ràng về vai trò. Thông qua nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu các chuyên gia và nghiên cứu định lượng bằng việc đề xuất mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Luận án đã khẳng định được trong số các yếu tố tạo thành stress trong công việc của giảng viên thì mâu thuẫn vai trò là yếu tố có vai trò mạnh mẽ nhất.

Luận án đã đánh giá thực trạng tác động tiêu cực của stress trong công việc đến KQTHCV của GV. Kết quả phỏng vấn sâu và phân tích định lượng đã khẳng định được tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV là tác động tiêu cực. Đồng thời, có sự so sánh tác động này giữa các trường đại học đã tự chủ và chưa tự chủ, so sánh sự khác nhau của tác động này thông qua các đặc điểm nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra được tác động của streess trong công việc đến KQTHCV của GV tại các trường đại học đã tự chủ cao hơn so với các trường đại học chưa tự chủ. Kết quả này đóng góp vào thực tiễn đặc điểm công việc và yêu cầu công việc của GV giữa hai nhóm trường này có sự khác biệt.

Luận án đã bổ sung sự hỗ trợ xã hội và xây dựng thang đo sự hỗ trợ của sinh viên, sự hỗ trợ của tổ chức đối tác vào nhóm sự hỗ trợ xã hội có vai trò điều tiết tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV. Luận án đã đánh giá được độ tin cậy của thang đo về sự hỗ trợ từ sinh viên và sự hỗ trợ từ tổ chức đối tác. Đồng thời khẳng định vai trò của sự hỗ trợ xã hội này đến tác động của stress trong công việc đến KQTHCV.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án đã đề xuất được một số giải pháp cho các trường đại học công lập nhằm hạn chế tác động tiêu cực của stress trong công việc đến KQTHCV của GV. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được giải pháp cho các nhà quản lý tại các trường đại học. Đồng thời đưa ra những kiến nghị cho Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành chủ quản các trường đại học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

(1) các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng địa bàn nghiên cứu tại các địa bàn khác như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng đều là những địa phương tập trung phần lớn các trường đại học công lập của Việt Nam. Từ đó, có thể so sánh kết quả nghiên cứu giữa các địa phương này và khái quát thực trạng cho các trường đại học công lập tại Việt Nam.

(2) Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các yếu tố khác tác động đến KQTHCV của GV nhằm có đánh giá toàn diện và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao KQTHCV của GV.

(3) Các nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá vai trò của các đối tượng khác như gia đình, bạn bè, cộng đồng giảng viên tại các trường khác tham gia hỗ trợ giảng viên.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

  1. Vũ Thị Yến, 2020, Tình hình nghiên cứu về các yếu tố thuộc tổ chức ảnh hưởng đến áp lực trong công việc của giảng viên đại học Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, trang 13-15
  2. Vũ Thị Yến, 2023, Tổng quan nghiên cứu các yếu tố thuộc về tổ chức ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, trang 80-82
  3. Vũ Thị Yến, Đinh Văn Toàn, Trần Anh Tài, 2024, Impact of Job-related Factors on Lecturer’s performance: A case study in Vietnam,  Journal of Organizational behavior research, Issue 1, tr.64-78. ISSN 2528-9705
  4. Vũ Thị Yến , 2024, Impact of workload, role conflict, role ambiguity on lecturer performance: a case study in Vietnam; Journal of emerging technologies and innovative research, Volume 11, Issue 3. ISSN: 2349-5162
  5. Vũ Thị Yến, 2024, The influence of workload on contextual performance; International Journal of Management Studies and Social Science research, Volume 6, Issue 2, ISSN: 2582-0265.
  6. Vũ Thị Yến, 2024, Impact Of Job Stress On Lecturer’s Performance: The Moderating Role Of Social Support; Educational Administration: Theory and Practice, Volume 30 Issue 5,  Tr 6216-6225, ISSN: 2148-2403- (Scopus Q4)

Xem thêm thông tin luận án tại đây./.


Phòng Đào tạo

FullName Email
Address Security code MOMBFR
Content