New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Minh Phương

Tên đề tài luận án: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Phương           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/11/1979                                                                   4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1970/ QĐ-ĐHKT ngày 19/7/2017

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: quyết định số 4267/QĐ-ĐHKT về việc cho phép NCS kéo dài thời gian đào tạo

7. Tên đề tài luận án: “Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                                       9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Mục tiêu nghiên cứu: 

Nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao NLCT của các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: i) Xây dựng được khung phân tích và thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của các cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam; ii) Phân tích các nhân tố tác động và đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của các cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam; iii) Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao NLCT cho các cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam.

11.2. Đối tượng nghiên cứu: (i) NLCT của các cơ sở GD ĐH công lập; (ii) các nhân tố tác động đến NLCT của cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam; 

11.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường khái niệm nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng phần mềm SPSS 26.0 và PLS-SEM để thực hiện các phân tích EFA, đánh giá độ tin cậy thang đo, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

11.4. Kết quả chính và kết luận 

Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khung phân tích các nhân tố tác động đến NCLT của các cơ sở GDĐH công lập tự chủ ở Việt Nam; đóng góp cho nền tảng lý thuyết về NLCT của các cơ sở GDĐH công lập bằng việc xác định khái niệm, nội hàm NLCT và thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của các cơ sở GDĐH công lập phù hợp với bối cảnh Việt Nam. 

Thứ hai, luận án đã phân tích các nhân tố tác động và đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của các cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cơ sở GDĐH công lập nói chung và hai ĐHQG nói riêng đánh giá được hiện trạng NLCT cũng như nhận diện được các nhân tố tác động đến NLCT của đơn vị mình, từ đó có những chiến lược, chính sách phù hợp để cải thiện và nâng cao NLCT. 

Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp cho các cơ sở GDĐH công lập cũng như đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan chức năng liên quan. Các giải pháp có giá trị tham khảo cao, góp phần nâng cao NLCT cho các cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam nói riêng và toàn hệ thống GDDH công lập nói chung.  

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các trường đại học, các nhà quản lý/lãnh đạo GDĐH trong việc phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của cơ sở GDĐH và xây dựng chiến lược nâng cao NLCT cho đơn vị mình nói riêng và hệ thống GDĐH công lập tại Việt Nam nói chung. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các trường đại học Việt Nam theo các nhóm: đại học nghiên cứu/ ứng dụng thực hành, đại học đã tự chủ / chưa tự chủ, đại học đa lĩnh vực / chỉ một lĩnh vực, đại học công lập/ tư thục... với cỡ mẫu lớn hơn làm tăng tính tin cậy, tính đại diện hơn. 

Thứ hai, mở rộng đối tượng khảo sát đến các bên liên quan (người học và nhà tuyển dụng) và tiếp tục kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến NLCT đã phát triển trong nghiên cứu này, trong tương quan so sánh về NLCT của các cơ sở GDĐH trên quy mô trong nước và quốc tế. 

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu NLCT của các cơ sở GDĐH theo cách tiếp cận trên 3 phương diện: (i) cạnh tranh trên thị trường dịch vụ giáo dục: đáp ứng nhu cầu dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho người học; (ii) cạnh tranh trên thị trường nghiên cứu khoa học và phát triển: đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội về kết quả của nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo và (iii) cạnh tranh trên thị trường lao động: đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhà nước về nhân lực có trình độ cao; phù hợp với nhu cầu của xã hội để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyễn Thị Minh Phương, 2022. Năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam: một nghiên cứu định tính,Tạp chí Giáo dục (2022, 22(19), 36-40, ISSN: 2354-0753.

2

Trung Thanh Le, Thuy Linh Nguyen, Minh Thong Trinh, Mai Huong Nguyen, Minh Phuong Thi Nguyen & Hiep-Hung Pham, 2021. Adopting the Hirschman–Herfindahl Index to estimate the financial sustainability of Vietnamese public universities ,Humanities and Social Sciences Communications,(2021) https://doi.org/10.1057/s41599-021-00927-2

3

Nguyen Thi Minh Phuong, 2020. Financial risks for public  universities in Vietnam in context of autonomy, Proceeding of The First International Conference on Assessment and Measurement in Education (VietAme) “New Trends in Educational Assessment and Quality Assurance”, Vienam National Univertsity Press, Hanoi (2020), ISBN: 978-604-315-125-1, pp 663-678   

4

Nguyễn Thị Minh Phương, 2017. Quản trị đại học trong xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các trường đại học ở Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 4, tháng 4/2017.

5

Đồng tác giả, 2020. Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Tủ sách khoa học MS: 416-KHXH-2020, ISBN: 987-604-315-213-5                 

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code JZXXZX
Content