New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thùy Dung

Tên đề tài luận án: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thùy Dung

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/5/1991

4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: số 3287/QĐ-ĐHKT ngày 07/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3910/QĐ-ĐHKT ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị                                    

9. Mã số: 9310102.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Quang Tuyến; 2. TS. Hoàng Khắc Lịch

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Mục đích nghiên cứu: Luận án được thực hiện nhằm tìm ra xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam; đồng thời, Luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam trong thời gian tới.

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.

- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thu thập dữ liệu (dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp) và phương pháp phân tích dữ liệu (phương pháp trừu tượng hoá khoa học; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp logic kết hợp lịch sử; phương pháp phân tích thống kê mô tả).

- Các kết quả chính của Luận án và khả năng ứng dụng thực tiễn:

Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cấp tỉnh. Cụ thể, Luận án đã làm rõ các khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp, phân tích biểu hiện của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp và vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt, Luận án làm rõ quan hệ lợi ích, những hạn chế của thị trường trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cấp tỉnh và chỉ ra sự cần thiết vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp. Đồng thời, Luận án xác định nội dung phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cấp tỉnh, trình bày tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cấp tỉnh.

Trên cơ sở khung lý luận được xây dựng về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cấp tỉnh cùng với dữ liệu thứ cấp thu thập tại bàn và dữ liệu sơ cấp thu thập từ điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020; đồng thời, Luận án chỉ ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, Luận án đã chỉ ra được xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra 04 quan điểm và đề xuất 09 giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam thời gian tới.

 Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể vận dụng trong việc hoạch định chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đồng thời, Luận án là tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo trong cả nước đối với hướng nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp thành doanh nghiệp.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Tuyen Quang Tran, Quang Vu, Dung Thuy Thi Nguyen, Huyen Thi Nguyen (2021). “Landholdings, livelihood choices and household income in the Red River Delta, Vietnam”. Development Studies Research, Volume 8 Issue 1, pp. 365 – 377, DOI: 10.1080/21665095.2021.1996254.

2

Dung Nguyen Thi Thuy (2021). “Economic Development of Non - Agricultural Households in Vietnam and Its Problems”. International Journal of Management Sciences and Business Research, Volume 10, Issue 4, pp. 10 – 13, DOI: 10.5281/zenodo.5066056.

3

Dung Nguyen Thi Thuy (2021). “Policies to Support Development of Non-agricultural Household Economy in Vietnam’s North Central Provinces”. The International Journal of Business & Management, Volume 9, Issue 5, May 2021, pp. 36 – 40, DOI No.: 10.24940/theijbm/2021/v9/i5/BM2105-008.

4

Nguyễn Thị Thùy Dung (2021). “Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở việt nam - Một số vấn đề đặt ra”. Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 321- T3/2021, tr. 63-67.

5

Lan Nguyen-Thi-Huong, Shah Fahad, Tuan Nguyen-Anh, Nguyen To-The, Huyen Nguyen- Thi, Dung Nguyen-Thi-Thuy, Huong Nguyen-Thi-Lan (2022). “An assessment of key factors affecting farm households' livelihood diversification strategies using a novel approach of multivariate probit: A case of rural Vietnam”. Indian Journal of Economics and Development, Volume 18 No. 1, 2022, 000-000, p. 1-10, DOI: https://doi.org/10.35716/IJED/22010.

6

Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Thùy Dung (2022). “Thiếu hụt vốn sinh kế của các hộ gia đình miền núi phía Bắc: bằng chứng từ tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 604 - Tháng 1 năm 2022, tr.25-27.

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code QAMVPG
Content